Bản quyền vốn đã trở thành một trong những thuật ngữ khá quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhất là khi tình trạng vi phạm bản quyền trong các lĩnh vực đặc biệt là âm nhạc đang có xu hướng diễn biến phức tạp. Thực trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực này thực tế đang có xu hướng gia tăng với tính chất và mức độ phức tạp hơn.
>> Tìm hiểu thêm thủ tục đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Theo thống kế của bộ phận pháp chế tại Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) thì số lượng các vụ xâm phạm bản quyền hay quyền tác giả đang có xu hướng gia tăng. Tình trạng này hiện nay khá phổ biến nhất là khi lĩnh vực âm nhạc được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ các music video, ứng dụng, website thông thường cho đến các buổi mini concert hay liveshow lớn. Các hành vi vi phạm chủ yếu thường là sử dụng tác phẩm mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả, tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến tác giả, sử dụng tác phẩm nhưng không có sự thỏa thuận hay trả thù lao, nhuận bút và các lợi ích vật chất cho chủ sở hữu theo quy định,…
Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc nhận thức của các chủ thể về vấn đề quyền tác giả chưa thực sự sâu rộng. Bên cạnh đó là việc chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm chưa biết cách tự bảo vệ quyền lợi của mình trước những hành vi xâm phạm. Đồng thời hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa quy định chặt chẽ về cách thức xử lý vi phạm. Từ đó khiến cho các đối tượng có cơ hội thực hiện các hành vi nhằm gây hại trực tiếp đến quyền tác giả.
Đặc biệt khi có hành vi xâm phạm bản quyền âm nhạc xảy ra thì người bị thiệt hại cũng chưa biết cách để hạn chế thiệt hại của mình. Điều này gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, ngăn chặn cũng như xử lý những hành vi trái pháp luật.
Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc về các hành vi xâm phạm bản quyền này và chưa có cách thức xử lý phù hợp. Bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được tư vấn và hỗ trợ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn