Hành vi xâm phạm quyền tác giả hiện đang trở thành một trong những vấn nạn của xã hội. Nhất là trong lĩnh vực mỹ thuật thì các hành vi xâm phạm được xem là xảy ra phổ biến nhất. Một trong những hành vi có mức độ và tinh chất phức tạp nhất trong số những hành vi xâm phạm quyền tác giả ở lĩnh vực này chính là những hành vi sao chép tranh ảnh hay còn gọi là tạo ra các bức ảnh “nhái”.
>> Tìm hiểu thêm thủ tục đăng ký bản quyền:Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì việc sao chép tranh ảnh là một hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hành vi đó thuộc nhóm sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trong lĩnh vực mỹ thuật nói chung thì việc sao chép tranh ảnh diễn ra tương đối phổ biến. Các đối tượng sẽ dựa trên những tác phẩm tranh ảnh có sẵn mà tạo nên những tác phẩm khác nhưng lại không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả cũng như không thuộc các trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật.
Việc sao chép tranh ảnh trong những trường hợp trên đều bị xem là vi phạm quyền tác giả. Ngoài ra pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng quy định về việc trưng bày những tác phẩm bắt nguồn từ việc sao chép này. Đối với những hành vi trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả cũng bị xem là hành vi vi phạm quyền tác giả theo quy định tại khoản 10 Điều 28 Luật này.
Điều đó đồng nghĩa với việc pháp luật không chỉ xử lý đối với những hành vi sao chép tranh ảnh mà còn xử lý đối với những hành vi trưng bày tác phẩm mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà sẽ có cách thức xử lý phù hợp.
Để có thông tin chi tiết về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư và đội ngũ chuyên viên của Phan Law Vietnam để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn