“Uống nhầm một ánh mắt, cơn say theo cả đời” có lẽ đã trở thành sáo ngữ được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, rất ít người biết câu thơ này là bản biến thể từ câu thơ: “Uống lầm một ánh mắt, cơn say theo nửa đời. Đôi khi quờ tay lạnh, tình treo trên ghế ngồi” trích từ bài thơ Treo tình của nhà thơ Thục Linh, được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ vào năm 2004. Sự việc sẽ không có gì nếu một dịch giả không tự ý đưa câu thơ này trở thành tựa đề cho tác phẩm dịch tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc của mình và được xuất bản rộng rãi. Đây cũng là vấn đề liên quan đến việc bảo hộ tác quyền trích đoạn văn chương mà Phan Law Vietnam chia sẻ sau đây.
Xem thêm:
>> Hương Giang “mạnh tay” đối chất trực tiếp với antifan!
>> Nạn nhân của khủng hoảng truyền thông mạng xã hội
>> Xuất hiện tình tiết mới vụ kiện tranh chấp bản quyền “Gánh mẹ”
Bảo hộ tác quyền trích đoạn văn chương theo pháp luật
Thơ văn là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm thơ được xếp vào loại hình tác phẩm văn học được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ. Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ cũng có nêu rõ về căn cứ xác lập quyền tác giả như sau:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân là quyền gắn liền với tác giả trực tiếp sáng tác tác phẩm, bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm.
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Xâm phạm quyền tác giả đối với bài thơ “Treo tình”
“Uống lầm một ánh mắt, cơn say theo nửa đời. Đôi khi quờ tay lạnh, tình treo trên ghế ngồi” là đoạn trích từ bài thơ Tự tình của nhà thơ Thục Linh, được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ vào năm 2004. Sự việc sẽ không có gì nếu một dịch giả không tự ý đưa câu thơ này trở thành tựa đề cho tác phẩm dịch tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc của mình và được xuất bản rộng rãi.
Bài thơ Treo tình được đăng trên báo Tuổi trẻ từ năm 2004
Không chỉ dùng trích đoạn văn chương, cụ thể là 2 câu thơ của nhà thơ Thục Linh và đặt tên cho tác phẩm dịch, dịch giả còn chú thích sai nguồn gốc của câu thơ. Hành vi này được xem là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền nhân thân của tác giả Thục Linh đối với câu thơ trong bài “Treo tình” của mình!
Nguồn: https://www.facebook.com/watch/?v=1047208585750920
Anh Trần Vương Thuấn (bút danh Thục Linh) đã lên tiếng về vấn đề trên trang Facebook cá nhân của mình với lý do: “một người dịch tên Thu Ngân đã dùng 2 câu này để làm tựa đề cho bản dịch một truyện ngôn tình Trung Quốc, của tác giả gì đó như trong ảnh, như thể đó là của chính tác giả Trung Quốc! Với tư cách là tác giả 2 câu thơ trên, tôi không đồng ý cho việc sử dụng làm tựa đề này. Lý do đơn giản là việc này có thể khiến 2 câu trên thời gian tới, sau khi mất sở cứ, sẽ trở thành của chính tác giả Trung Quốc ấy. Hai câu thơ có thể không có giá trị gì nhiều, nhưng tôi không thích chúng bỗng thuộc về một tác giả Trung Quốc, thế thôi!”; đồng thời anh cũng khẳng định không muốn thực hiện các biện pháp cứng rắn mà chỉ cần bên phía nhà xuất bản và dịch giả công bố đúng sự thật.
Nhà phát hành sách đã gửi lời xin lỗi đến tác giả
Được biết phía nhà phát hành Amunbooks sau khi tiếp nhận thông tin đã có động thái trả lời về hành vi xâm phạm quyền tác giả này. Phía Amunbooks thừa nhận sai sót trong quá trình biên tập sách dẫn đến sai phạm. Phía công ty đã gửi lời xin lỗi đến tác giả Thục Linh, đồng thời đăng tải bài xin lỗi trực tiếp trên Fanpage cũng như trên một số đầu báo uy tín. Công ty cũng hứa sẽ sửa thông tin đầy đủ khi tác phẩm này được tái bản. Một số bài xin lỗi công khai trên các trang báo:
- https://www.facebook.com/Amun.SachVanHoc/posts/3477970518963707
- https://tuoitre.vn/uong-nham-mot-anh-mat-cau-tho-viet-thanh-ten-truyen-ngon-tinh-trung-quoc-20201109101909136.htm?fbclid=IwAR1AEbcvTD6pZA2MZaf4fNjKjyaAEdpzs9gTgXvWqVZNnb-iHXCnfPIFf2E
- https://ngaynay.vn/24-7/dao-tho-cua-tac-gia-viet-nam-dung-lam-nhan-de-sach-trung-quoc-184133.html
- https://www.sggp.org.vn/tranh-chap-lien-quan-den-ten-tac-pham-uong-nham-mot-anh-mat-con-say-theo-ca-doi-696566.html?fbclid=IwAR1e2DaGbraRTIVR3p0m3Gs1lzUYTveiIFFnca0Yq3QftefQNan6L4JLjb8
Vấn đề bản quyền nói chung và bảo hộ tác quyền trích đoạn văn chương vẫn là sự việc nhức nhối cho cả phía tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng như tổ chức, cá nhân khi muốn sử dụng tác phẩm. Pháp luật tuy đã có những hướng dẫn kịp thời để điều chỉnh về loại tài sản hết sức đặc biệt này, tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Việc tiên quyết để triệt để giải quyết vấn đề này chỉ có thể xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân, tổ chức chung tay bảo hộ và sử dụng tác phẩm đúng cách.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995