Sáp nhập công ty có tác động rất lớn đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp hoặc thay đổi hoạt động của doanh nghiệp, góp phần rất lớn trong việc khắc phục những hạn chế trước đó của doanh nghiệp. Hoạt động sáp nhập các doanh nghiệp là một nội dung thay đổi quan trọng trong luật doanh nghiệp 2014. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bước sáp nhập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2014. Mời các bạn theo dõi bài viết.
Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp 2014 được quy định ra sao?
Theo Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 18, 19 Luật cạnh tranh 2004 thì điều kiện để sáp nhập hai hay nhiều công ty với nhau bao gồm:
Thứ nhất, trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Thứ hai, cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ ba trường hợp sau:
- Doanh nghiệp sau khi thực hiện sáp nhập vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Một hoặc nhiều bên tham gia sáp nhập đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản
- Việc sáp nhập có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
Trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như thế nào?
Trình tự các bước để tiến hành sáp nhập doanh nghiệp được diễn ra như sau:
Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập
- Phương án sử dụng lao động
- Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập
- Thời hạn thực hiện sáp nhập
Bước 2: Thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua
Nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch và đầu tư sẽ có những khả năng gì?
Sau khi nộp hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và đầu tư thì sẽ có những khả năng sau:
- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả
- Nếu hồ sơ chưa đúng hoặc hồ sơ còn thiếu thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu bổ sung
Trên đây là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến các bước sáp nhập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2014. Với châm ngôn khách hàng là thượng tế, chúng tôi luôn mang đến những dịch vụ tư vấn tốt nhất và chuyên nghiệp nhất. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn