Doanh nghiệp tư nhân được hiểu là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (tham khảo Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014). Vậy các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
>> Tìm hiểu về thành lập công ty cổ phần: Hướng dẫn thành lập công ty cổ phần hiệu quả
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân bao gồm những gì?
Tại điều 20 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
Thứ nhất, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Thứ hai, bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể là:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân ra sao?
Quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như trên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (tham khảo Khoản 1 Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Ưu và nhược điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân ra sao?
Loại hình doanh nghiệp tư nhân có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Do chỉ có 1 chủ sở hữu nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp
- Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp
- Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác
- Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản
- Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
Nhược điểm:
- Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
- Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường
- Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác
- Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Trên đây là các nội dung tư vấn về các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn