Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, sẵn lòng chào đón nhà đầu tư nước ngoài vào. Do đó trong các năm gần đây, số lượng doanh nghiệp FDI tăng đột biến. Có nhiều hình thức đầu tư vào Việt Nam như: Đầu tư trực tiếp; Đầu tư gián tiếp thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp,…
Xem thêm:
>> Đăng ký dự án đầu tư, thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
>> Nhà đầu tư nước ngoài cần nộp hồ sơ đăng ký đầu tư ở đâu?
>> Những điều cần biết về dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment), có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng thuật ngữ này. Thực ra, luật pháp Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng với loại hình doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Các hình thức đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư
Để đầu tư vào Việt Nam, thương nhân có thể lựa chọn 1 trong các loại hình đầu tư sau:
Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế
Đây còn được gọi là hình thức đầu tư trực tiếp, thương nhân sẽ góp vốn thành lập tổ chức kinh tế. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp GCN đăng ký đầu tư.
Các hình thức đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp đầu tư vào các tổ chức/doanh nghiệp sau:
– Công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán;
– Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu;
– Các trường hợp khác theo quy định.
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Đây là hình thức đầu tư gián tiếp, so với đầu tư trực tiếp thì hình thức này có thủ tục đơn giản hơn rất nhiều.
Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài là:
– Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
– Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
– Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH để trở thành thành viên góp vốn;
– Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn;
– Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên;
– Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác công tư (PPP)
Khi đầu tư theo hình thức đối tác công tư, nhà đầu tư ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư của Việt Nam để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, ví dụ dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
Do đây là những dự án lớn và quan trọng nên nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt như sau:
– Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án
– Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
– Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15% của phần vốn này;
– Đối với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% của phần vốn này.
Đầu tư thông qua hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC còn được gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh và được hiểu là loại hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong số các hình thức đầu tư vào Việt Nam nêu trên thì đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và đầu tư thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế là phổ biến nhất. Đối với từng ngành nghề, từng khu vực sẽ có điều kiện riêng dành cho nhà đầu tư. Do đó, thủ tục này được đánh giá là khá phức tạp, cần am hiểu pháp luật một cách toàn diện. Nếu Quý khách hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục, hoặc đơn giản là cần thêm thông tin pháp lý, hãy liên hệ Phan Law Vietnam để được tư vấn tốt nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư