Nước ta hiện nay đang khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Trên thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh, trong đó một số doanh nghiệp sau khi hoạt động có nhu cầu bán lại doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các lưu ý trước khi ký hợp đồng.
Các hình thức mua bán doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp là hình thức một cá nhân, tổ chức mua lại toàn bộ tài sản hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp và trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp đó. Đối với tài sản của doanh nghiệp thì việc mua bán này đơn thuần chỉ là giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thông thường như máy móc, nhà xưởng, bàn ghế,….Người mua theo hình thức này không phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ gì với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Việc mua bán này thì pháp luật không quy định điều chỉnh mà cho các bên tự do thỏa thuận theo quy định của pháp luật dân sự.
Còn đối với việc mua bán lại toàn bộ doanh nghiệp, tức không chỉ bán tài sản hữu hình mà lúc này còn bán cả những tài sản vô hình của doanh nghiệp, người mua sẽ trở thành chủ sở hữu và chịu trách nhiệm pháp lý với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên lúc này, pháp luật quy định các hình thức mua bán mà các chủ thể được thực hiện. Cụ thể, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà sẽ có các hình thức mua bán doanh nghiệp khác nhau. Chẳng hạn như:
- Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp của mình cho người khác (khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp)
- Công ty cổ phần: Việc mua bán công ty cổ phần được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần.
- Công ty TNHH: Việc mua bán doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn được tiến hành thông qua việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty.
Các lưu ý trước khi ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Khi đề cập đến mua bán doanh nghiệp tức là đề cập đến hình thức mua bán doanh nghiệp của doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, trước khi ký kết hợp đồng này, cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
- Đối tượng của hợp đồng mua bán là doanh nghiệp tư nhân và hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản;
- Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác;
- Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động;
- Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Nội dung cơ bản trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải có.
Trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp, bạn cần lưu ý kỹ những đặc điểm quan trọng để việc mua bán doanh nghiệp diễn ra được đúng với mục đích mà bạn muốn thực hiện. Trước khi thực hiện ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp, bạn nên tham vấn ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực này, chẳng hạn như luật sư, bộ phận pháp chế, nhân viên tư vấn pháp lý,…để có thể phân tích và hỗ trợ bạn thực hiện việc mua bán này. Hãy liên hệ trực tiếp với Phan Law để chúng tôi có thể giúp đưa ra các ý kiến tư vấn trước khi bạn ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp để đảm bảo được quyền và lợi ích tối đa cho doanh nghiệp với thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn