Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Cuộc biểu diễn có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng được quy định như thế nào? Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng hay không?
Những quyền tác giả nào được chuyển nhượng?
Quyền công bố tác phẩm có được chuyển giao hay không?
Trả lời:
Trong sự phát triển hiện nay của xã hội, việc hợp tác tạo ra các tác phẩm, chương trình hay, chất lượng đang trở thành một xu thế. Kéo theo đó quyền, lợi ích của các đồng chủ sở hữu cũng ngày càng được chú trọng, quan tâm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chuyển nhượng đối với cuộc biểu diễn có đồng chủ sở hữu.
Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trong Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rất cụ thể các điều kiện, cũng như thẩm quyền và trình tự thủ tục chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng. Tuy nhiên, Luật cũng giới hạn phạm vi chuyển nhượng là “một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31” của Luật Sở hữu trí tuệ. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật.
Theo các quy định tại Khoản 3 Điều 45, Khoản 3 Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ, trong trường hợp chuyển nhượng cuộc biểu diễn có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu những tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Hợp đồng chuyển nhượng trong trường hợp này phải tuân theo quy định tại Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ, phải lập thành văn bản và gồm những nội dung chủ yếu:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Căn cứ chuyển nhượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Quy định, thủ tục chuyển nhượng bản quyền tác giả đối với đồng sở hữu là vấn đề khá phức tạp, vì vậy các đồng tác giả cần tìm hiểu, nắm bắt để bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong quá trình hợp tác, tránh xảy ra tổn thất, tranh chấp.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn