Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trò của các sản phẩm sở hữu trí tuệ ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển đó, việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm ngày càng được chú trọng. Điển hình là việc đăng ký bản quyền tác giả. Vậy quyền tác giả là gì, bảo hộ cho đối tượng nào, thủ tục ra sao? Hãy tìm hiểu cùng Phan Law nhé.
Xem thêm:
Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền gì?
Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Đăng ký bản quyền
Đăng ký bản quyền là gì?
Đăng ký bản quyền là việc chủ sở hữu tác phẩm, tác giả sáng tạo ra tác phẩm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm do mình sáng tạo ra tại Cục bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.
Nó là một trong những bước quan trọng trong việc bảo hộ sản phẩm trí tuệ của chính mình. Sau khi được Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ sở hữu, tác giả tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng tác phẩm tại Việt Nam.Các sản phẩm ý tưởng của bạn khi có bản quyền sẽ luôn được bảo hộ về quyền sở hữu và không bị xâm phạm.
Chủ thể có quyền được đăng ký quyền tác giả
Theo Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì tác giả, chủ sở hữu có quyền được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả;
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký với cơ quan đăng ký.
Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.
Hình thức được đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả sẽ bao gồm những hình thức sau:
- Sáng tác văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác
- Nội dung bài giảng hoặc các bài nói khác;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Trên đây là những thông tin về Đăng ký bản quyền mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý Khách hàng. Quý khách hàng hãy đăng ký bản quyền để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình tránh khỏi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời khẳng định quyền của mình đối với sản phẩm, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 diễn ra mạnh như hiện nay bằng cách liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ như sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995