Mã số mã vạch là một phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng loại ký hiệu riêng biệt. Việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm không phải là thủ tục bắt buộc tuy nhiên lại là sự lựa chọn hàng đầu của tất cả tổ chức, cá nhân khi kinh doanh. Phan Law Vietnam xin chia sẻ một số thông tin pháp lý về vấn đề mã số, mã vạch ngay trong nội dung bài viết dưới đây để bạn đọc có thể tham khảo.
Ý nghĩa của mã số, mã vạch
Xem thêm:
Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp tại nhà
Một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp (Phần II)
Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
Mã số, mã vạch là gì?
Để đăng ký mã số mã vạch, bạn cần hiểu cơ bản về khái niệm của chúng. Mã số, mã vạch có thể so sánh như “chứng minh thư” của sản phẩm. Có thể hiểu, thông qua mã số mã vạch chúng ta có thể xác định được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa. Mã vạch của hàng hóa sẽ bao gồm hai phần, bao gồm: mã số của hàng hóa để con người nhận diện và mã vạch để các loại máy quét đọc nhận diện.
Mã số mã vạch hiện tại được thực hiện theo tiêu chuẩn GS1 (hệ thống mã vạch toàn cầu). Có thể định nghĩa về mã số, mã vạch như sau:
- Mã vạch được xây dựng thông qua việc ấn định một mã (số hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định. Và thể hiện mã số đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc (máy quét) có thể nhận biết được đối tượng đó một cách chính xác, nhanh chóng.
- Mã số là dãy số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số. Và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay thể hiện chất lượng của hàng hoá. Trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.
Hiện tại, quy chuẩn GS1 phân ra nhiều loại mã số, mã vạch khác nhau để phù hợp hơn với từng loại hình, đặc điểm hàng hóa, quốc gia, khu vực. Các mã phân định của GS1 có thể kể đến như: Gtin (Global Trade ItemNumber) – Mã toàn cầu phân định thương phẩm; Gln (Global Location Number) – Mã toàn cầu phân định địa điểm; SSCC (Serial ShippingContainer Code) – Mã công-ten-nơ vận chuyển theo xê-ri; GSin (Global Shipment Identification Number) – Mã toàn cầu phân định hàng gửi; GinC (Global IdentificationNumber for Consignment) – Mã toàn cầu phân định hàng ký gửi….
Phan Law VietNam hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cần những gì?
Để thực hiện đăng ký mã số mã vạch, bạn phải tiến hành thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 19 Nghị định 74/2018/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết về cách thực thực hiện thủ tục này.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
b) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ;
– Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất).
Trình tự giải quyết hồ sơ
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Để đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp của Phan Law Vietnam có thể tư vấn, hỗ trợ bạn chi tiết hơn về cách đăng ký mã số mã vạch, hãy trao đổi với chúng tôi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995