Khởi nghiệp đang là mục tiêu quốc gia của Việt Nam. Đặc biệt, ngày càng nhiều người muốn mở doanh nghiệp riêng cho mình. Nhưng một doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì để có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Bài viết dưới đây sẽ phân tích dưới góc độ pháp lý những vấn đề liên quan tới những việc mà doanh nghiệp mới thành lập cần làm.
Đăng công bố thành lập doanh nghiệp và treo biển
Theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp thì sau khi đã được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chủ sở hữu cần tiến hành thông báo công khai thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia. Chủ sở hữu phải thông báo theo trình tự, thủ tục và phải trả phí để Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải có biển hiệu của công ty treo tại trụ sở làm việc. Biển hiệu công ty phải có tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số doanh nghiệp để nhận biết. Điều này để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tại trụ sở đã đăng ký, tránh trường hợp kê khai thông tin trụ sở giả mạo.
Khắc dấu và thông báo mẫu dấu tới Phòng đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu tròn doanh nghiệp tại các cơ sở được cấp phép. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành thông báo mẫu dấu của mình tới Phòng đăng ký kinh doanh để sau này có cơ sở đối chứng.
Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 thì những giao dịch có giá trị lớn từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) thì phải thực hiện chuyển khoản qua ngân hàng. Do đó, doanh nghiệp phải tiến hành mở tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch với khách hàng. Khi đó thì doanh nghiệp mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và ghi chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kê khai và nộp thuế môn bài
Theo quy định của pháp luật thuế, trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì phải đến cơ quan thuế để thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài. Mức thuế môn bài phải nộp của các doanh nghiệp mới thành lập căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hóa đơn điện tử
Một trong số vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì là doanh nghiệp phải tiến hành sử dụng hóa đơn điện tử để giao dịch. Hiện nay, một số nhà mạng cung cấp hóa đơn điện tử lớn như Viettel, VNPT, Vina, BKAV.
Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nếu phát sinh
Trước tiên doanh nghiệp phải đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT. Có 2 phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Doanh nghiệp đủ điều kiện của phương pháp nào thì sẽ áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tương ứng. Doanh nghiệp mới thành lập thì việc khai và nộp thuế GTGT được thực hiện theo quý.
Doanh nghiệp khai quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền. Trường hợp doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập trong năm thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Đối với thuế TNDN, thời hạn doanh nghiệp thực hiện khai quyết toán thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính.
Có thể thấy rằng, dưới góc độ pháp lý doanh nghiệp mới thành lập phải đảm bảo thực hiện các thủ tục hành chính nhiều nhất là liên quan tới thuế. Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan quản lý doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan quản lý. Đối với cơ quan thuế sẽ là cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì có khá nhiều thủ tục cần phải thực hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do đó doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan. Nếu còn câu hỏi thắc mắc hay muốn được hỗ trợ liên quan vấn đề doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì, Quý khách có thể liên hệ với Phan Law chúng tôi qua hotline hoặc email sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn