Hiện nay có nhiều hành vi xâm phạm bản quyền thương hiệu của doanh nghiệp như là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, xâm phạm bản quyền, cạnh tranh không lành mạnh,…Cùng chúng tôi tìm hiểu cách xác định hành vi xâm phạm và thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu qua bài viết sau nhé.
Xem thêm:
>> Xử lý hành vi xâm phạm bản quyền
>> Làm thế nào để đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu?
>> Đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào?
Xác định hành vi xâm phạm bản quyền thương hiệu
Để xét có hay không hành vi xâm phạm bản quyền thương hiệu của doanh nghiệp cần phải xem xét dựa trên các căn cứ được hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Cụ thể, “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”
Cần lưu ý, chỉ có các đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định.
Hành vi xâm phạm bản quyền thương hiệu
Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho nhãn hiệu
Để được cấp văn bằng bảo hộ bản quyền logo trước hết doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ như sau:
- Tờ khai đăng ký bản quyền logo theo mẫu quy định;
- 02 bản sao mẫu thiết kế logo;
- Giấy uỷ quyền cho đơn vị đại diện (nếu có);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Hành vi xâm phạm bản quyền thương hiệu
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả hoặc nộp thông qua một tổ chức đại diện như đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc văn phòng luật sư. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền logo cho doanh nghiệp theo nội dung mà doanh nghiệp đã kê khai (theo Điều 52 Luật SHTT). Trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả sẽ gửi công văn trình bày rõ lý do từ chối.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần đăng ký bản quyền thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và/hoặc cho doanh nghiệp của mình hoặc có yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm bản quyền thương hiệu, có thể liên hệ ngay với Phan Law để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư