Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các chủ thể có nhu cầu sử dụng các tác phẩm. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng, khai thác tác phẩm của các chủ thể có nhu cầu sử dụng và quyết định việc khai thác, sử dụng đó có đúng quy định của pháp luật hay không.
Xem thêm:
>>Thời hạn bảo hộ của tác phẩm khuyết danh bắt đầu từ thời điểm nào?
>>Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ thì không phải xin phép trước khi làm tác phẩm phái sinh?
>>Thời điểm định hình có ảnh hưởng đến thời hạn bảo hộ của tác phẩm sân khấu?
Tác phẩm khuyết danh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ có định nghĩa như sau: “Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố”.
Bởi vì không biết được tác giả của tác phẩm là ai, nên chủ sở hữu của tác phẩm khuyết danh được xác định dựa trên quy định của pháp luật. Theo đó, trong trường hợp có tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh thì tổ chức, cá nhân đó sẽ được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định. Còn trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân nào quản lý tác phẩm khuyết danh thì lúc này tác phẩm khuyết danh đó sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh
Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh
Mặc dù chưa xác định được danh tính tác giả của tác phẩm khuyết danh nhưng khi tác phẩm khuyết danh đáp ứng các điều kiện pháp luật đặt ra để được bảo hộ quyền tác giả thì lúc này tác phẩm khuyết danh đó vẫn được bảo hộ quyền tác giả.
Cũng như các loại hình tác phẩm khác, quyền tác giả của tác phẩm khuyết danh cũng được phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm khuyết danh đó được định hình và thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh cũng áp dụng theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Theo đó, quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật SHTT được bảo hộ vô thời hạn. Còn quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật SHTT thì có thời hạn bảo hộ như sau:
- Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
- Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Liên hệ trao đổi cùng các luật sư của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây để được hỗ trợ, tư vấn về vấn đề thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh cũng như các dịch vụ pháp lý về bản quyền khác.
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn