Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả trong những trường hợp nào? Rất mong Quý công ty sớm tư vấn cho tôi vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được quyền tác giả bảo hộ như thế nào?
Có được đặt tên cho tác phẩm di cảo?
Chủ thể nào được quyền bảo hộ quyền liên quan?
Trả lời:
Trong pháp luật sở hữu trí tuệ quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. Những tổ chức, cá nhân này sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào chủ sở hữu quyền tác giả cũng cùng một dạng chủ thể.
Điều 36 Luật này quy định chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản trong quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả được quy định bao gồm nhiều dạng chủ thể khác nhau và Nhà nước là một trong những hình thức của chủ sở hữu quyền tác giả.
Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ quy định Nhà nước sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm trong các trường hợp sau đây:
– Tác phẩm khuyết danh
– Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản
– Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Trong những trường hợp trên thì Nhà nước sẽ trở thành chủ sở hữu quyền tác giả và chính phủ sẽ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước trong từng trường hợp cụ thể.
Vậy nên để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn