Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Hiện tại tôi đang chuẩn bị thực hiện một bản ghi hình trực tiếp cho buổi biểu diễn ca nhạc. Liệu bản ghi âm, ghi hình của tôi có là đối tượng bảo hộ quyền liên quan theo pháp luật không? Rất mong Quý công ty sớm tư vấn cho tôi vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được quyền tác giả bảo hộ như thế nào?
Có được đặt tên cho tác phẩm di cảo?
Chủ thể nào được quyền bảo hộ quyền liên quan?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng chia sẻ thắc mắc của mình với Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp như sau:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019), các bản ghi âm, ghi hình là đối tượng được bảo hộ quyền liên quan (ở Điều 17 Luật SHTT) và Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác là chủ thể được bảo hộ quyền liên quan đối với các bản ghi âm, ghi hình này (theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Luật SHTT). Tuy nhiên, không phải tất cả các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng bảo hộ quyền liên quan. Tại Khoản 2 Điều 17 nêu rõ, bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, một điều kiện cơ bản để pháp luật đồng ý bảo hộ bản ghi âm ghi hình của bạn, chính là bản ghi âm, ghi hình này không được làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm liên quan.
Trên đây chính là một số thông tin pháp lý giải đáp cho thắc mắc của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ càng hơn nữa, hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam để chúng tôi có thể đồng hành và tư vấn cụ thể nhất cho bạn!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn