Tác phẩm phái sinh được pháp luật sở hữu trí tuệ thừa nhận và bảo hộ quyền tác giả ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra, được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định và không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh mà không cần tiến hành đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả (tham khảo Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
>>> Tư vấn đăng ký bản quyền tác giả: Đăng ký bản quyền tác giả chính xác nhất
Về nguyên tắc, khi tổ chức, cá nhân muốn khai thác, sử dụng quyền làm tác phẩm phái sinh của chủ sở hữu tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (tham khảo Khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, khi tác phẩm hết thời hạn bảo hộ thì tác phẩm đó sẽ thuộc quyền sở hữu của công chúng, tức là ai cũng có thể sử dụng tác phẩm mà không cần phải xin phép nhưng phải phải tôn trọng quyền nhân thân của tác phẩm (tham khảo Khoản 1, 2 Điều 43 Luật sở hữu trí tuệ). Như vậy, tác phẩm hết thời hạn bảo hộ thì không phải xin phép trước khi làm tác phẩm phái sinh.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn