“Xuất khẩu lao động” là xu thế hiện nay ở nước ta, chính vì vậy kinh doanh xuất khẩu lao động cũng trở thành ngành nghề kinh doanh được nhiều nhà đầu tư chú trọng. Vậy quy định về mở công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam như thế nào, có điểm gì khác biệt gì so với các loại hình kinh doanh khác?
Điều kiện được kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ đảm bảo nhu cầu nguồn lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Tổ chức có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng;
- Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Mức ký quỹ mà Chính phủ quy định là 1 (một) tỷ đồng.
Hồ sơ để mở công ty xuất khẩu lao động bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách các thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu đối với thành viên là cá nhân (Bản sao y công chứng)
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập ;
- Quyết định góp vốn đối của các thành viên là tổ chức
Một điểm cần lưu ý là chỉ có tổ chức, cá nhân Việt Nam mới có thể tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh loại dịch vụ này.
Trong xu thế hiện nay, loại hình kinh doanh này có tiềm năng lớn, đem lại nhiều lợi ích. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể hơn về mở công ty xuất khẩu lao động, hãy thể liên hệ về với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn