Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh đều là cá nhân. Được thành lập với mục đích cùng hoạt động thương mại dưới tư cách của một pháp nhân chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thêm các thành viên góp vốn. Có thể thấy tính chất của loại hình này tương đối phức tạp nên việc thành lập cần có sự hướng dẫn mở công ty chi tiết nhất.
>>> Tìm hiểu thêm về thủ tục thành lập công ty: Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là phần quan trọng nhất trong việc hoàn thiện thủ tục đăng ký mở công ty nói chung và với công ty hợp danh nói riêng. Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP) thì hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên công ty hợp danh
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hướng dẫn mở công ty theo quy trình
Hồ sơ trên được soạn thảo hoàn chỉnh sẽ được người thành lập hoặc người đại diện nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan này có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty.
Trên đây là hướng dẫn mở công ty hợp danh sơ lược của Phan Law Vietnam gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ về với thông tin liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn