Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt tồn tại trong trên thị trường Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Vẫn còn rất nhiều người mơ hồ với khái niệm này, cùng tìm hiểu thêm về các đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước trong bài viết dưới đây của Phan Law nhé!
Khái niệm và phân loại của doanh nghiệp Nhà nước
Theo định nghĩa tại khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật Doanh nghiệp) thì Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Với quy định này, có thể thấy hiện tại doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể tồn tại dưới hình thức đó là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Nhà nước (với tư cách là tổ chức) làm chủ sở hữu. Việc tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước loại hình này được thực hiện theo các quy định của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và các quy định khác có liên quan của Luật Doanh nghiệp.
Theo định nghĩa tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật Doanh nghiệp) thì Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Với quy định này, có thể thấy hiện tại doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức đó là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước loại hình này được thực hiện theo các quy định của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các quy định khác có liên quan của Luật Doanh nghiệp
Việc phân loại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước được hướng dẫn và liệt kê tiêu chí cụ thể tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg, có thể kể đến một số tiêu chí sắp xếp như sau:
- Những doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu, thoái vốn, nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên;
- Những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu, thoái vốn, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ.
Đặc điểm chung của các doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước đơn thuần theo định nghĩa sẽ có tất cả các đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đồng thời cũng có các tính chất đặc biệt khác.
Thứ nhất, tính đặc biệt của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước là tổ chức đóng vai trò chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ), chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Có tư cách pháp nhân kể từ khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần.
Thứ hai, một điểm đặc biệt của doanh nghiệp nhà nước (đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên) là phải đảm bảo được tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên.
Thứ ba, doanh nghiệp nhà nước (đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên) được huy động vốn bằng cách cần phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Trên đây là một số các thông tin pháp lý về loại hình doanh nghiệp nhà nước. Để đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý của Phan Law có thể hỗ trợ, hướng dẫn giải đáp chi tiết hơn, bạn hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư