Sơn Tùng M-Tp là ca sĩ hàng đầu của showbiz Việt Nam thời điểm hiện tại. Vừa qua, MV “Chúng ta của hiện tại” của anh vừa bị gỡ khỏi Youtube khi vẫn đang giữ vị trí trên bảng xếp hạng. Điều này đã dấy lên nghi vấn về bản quyền, đạo nhạc của nam ca sĩ đối với bài hát này. Đây không phải là lần đầu tiên mà Sơn Tùng dính phải nghi vấn đạo nhạc.
Xem thêm:
>> Mẹ và người tình bạo hành, xâm hại bé gái 12 tuổi
>> Quyết định khởi tố bệnh nhân số 2278 làm lây lan dịch bệnh tại Hải Dương
>> Xử phạt 04 triệu cho đôi trẻ hôn nhau trong công viên ở Hải Dương
Phía M-TP Entertainment lên tiếng về vụ việc đạo nhạc – Ảnh chụp từ Fanpage chính thức
Phía Sơn Tùng lên tiếng về vụ đạo nhạc này như thế nào?
Không giống như những lần scandal đạo nhạc khác, ở MV “Chúng ta của hiện tại” công ty của Sơn Tùng M-TP đã có bài đăng về bản quyền với phía producer GC. Đây là động thái bất ngờ đối với tất cả những người quan tâm đến nam ca sĩ, vì đây là lần M-TP Entertainment có động thái lên tiếng về 1 scandal.
Theo đó, trang Facebook chính thức của M-TP Entertainment đã đăng bức ảnh chụp màn hình từ story của producer GC kèm dòng mô tả với đại ý: “Âm nhạc không biên giới. Một người bạn mới của M-TP Entertainment ở nơi phương xa”.
Động thái này của phía M-TP Entertainment đã chính thức gạt bỏ các hiềm khích từ chủ sở hữu beat – producer GC và cũng có thể xem là hành động thừa nhận lỗi về mình. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng trong bài hát “Chúng ta của hiện tại”, phía Sơn Tùng đã mua lại beat từ một bên thứ ba vì chưa tìm được chủ sở hữu bản quyền thật sự, dẫn đến sự việc lùm xùm vừa qua.
Bản quyền âm nhạc phát sinh khi nào?
Quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc theo quy định pháp luật Việt Nam
Tác phẩm âm nhạc là một trong những đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.
Cơ chế phát sinh bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc
Tác phẩm âm nhạc phải được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Thời điểm phát sinh quyền đối với tác phẩm này theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Trường hợp phát hiện ra các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc của mình, bạn có thể thực hiện các biện pháp tự bảo hộ theo hướng dẫn tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ:
“a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Ngoài ra trong trường hợp phát sinh thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư