Thời gian qua, tranh chấp giữa họa sĩ Lê Linh – Phan Thị – Studio68 quanh bản quyền bộ truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” gây xôn xao dư luận. Với vai trò luật sư bảo vệ quyền lợi cho Studio68, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng đã chia sẻ căn cứ pháp luật về vụ việc này. “Trạng Tí phiêu lưu ký” là dự án phim của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cùng hãng phim Studio68 của Ngô Thanh Vân. Bộ phim được sáng tạo dựa trên nguyên tác bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt”, là món ăn tinh thần quen thuộc với mọi trẻ em Việt Nam từ rất nhiều năm nay.
Xem thêm:
>> Tư vấn quá trình đăng ký bản quyền tác phẩm
>> Xử lý hành vi xâm phạm bản quyền
>> Tư vấn quyền nhân thân và quyền tài sản từ Luật sư
Sau 12 ròng rã, Lê Linh được xác nhận là tác giả duy nhất của 04 nhân vật chính trong Thần đồng đất Việt.
Vụ tranh chấp bản quyền kéo dài 12 năm
Suốt ba năm ấp ủ, nhưng thời điểm công chiếu phim “Trạng Tí phiêu lưu ký” lại vấp phải vô vàn khó khăn. Đỉnh điểm, bộ phim vướng phải làn sóng dư luận trong vụ tranh chấp quyền tác giả cho tạo hình 04 nhân vật chính Tí – Sửu – Dần – Mẹo giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị.
Vụ việc bắt đầu vào năm 2002, khi công ty Phan Thị thực hiện đăng ký quyền tác giả cho 04 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo. Giấy chứng nhận quyền tác giả ghi tên chủ sở hữu quyền tác giả là Công ty Phan Thị nhưng ở phần tác giả chỉ ghi chung là tập thể tác giả.
Ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) tham gia sáng tác bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt đến hết tập 78 thì nghỉ việc. Công ty Phan Thị vẫn tiếp tục thuê các họa sĩ khác thực tiếp tục vẽ, sửa đổi nhân vật để phù hợp với các tập truyện mới và các dự án truyện đi kèm. Từ đó, ông Lê Linh đã khởi kiện công ty Phan Thị và yêu cầu:
- Công nhận ông là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật nêu trên từ tập 1 đến tập 78, không công nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả;
- Buộc Công ty Phan Thị chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng các biến thể của 4 hình tượng nhân vật trên các tập tiếp theo Thần Đồng Đất Việt sau tập 78 và trên các ấn bản khác
- Buộc Công ty Phan Thị xin lỗi công khai trên một số tờ báo
- Buộc Công ty Phan Thị thanh toán phí thuê luật sư.
Sau 12 năm dài đằng đẵng, trải qua các cuộc xử án sơ thẩm và phúc thẩm, cuối cùng tòa án quyết định chấp nhận chấp nhận yêu cầu công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất và công ty Phan Thị là chủ sở hữu. Tòa buộc bị đơn phải chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng các biến thể các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo từ tập 79 trở đi của Thần Đồng Đất Việt và trên các ấn phẩm khác như Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuât, Thần Đồng Đất Việt Khoa Học theo yêu cầu tự phía nguyên đơn.
“Trạng Tí phiêu lưu ký” không hề sai phạm về quyền sở hữu trí tuệ
Từ khi bắt đầu, đoàn làm phim “Trạng tí phiêu lưu ký” đã tìm hiểu và ký kết hợp đồng với công ty Phan Thị, khai thác hình tượng các nhân vật trong truyện “Thần đồng đất Việt” để làm phim. Sau khi biết được vụ việc tranh chấp quyền tác giả giữa Phan Thị và Lê Linh, Ngô Thanh Vân cùng luật sư đại diện của mình đã nhiều lần tìm đến tác giả Lê Linh đề nghị hợp tác nhưng không thành công.
“Trạng Tí phiêu lưu ký” là bộ phim tuổi thơ dựa trên nguyên tác các nhân vật Thần đồng đất Việt.
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng, đại diện pháp lý cho Studio68, chia sẻ: “Hãng phim thực hiện theo đúng pháp luật. Trong hợp đồng cũng ghi rõ Công ty Phan Thị sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có bất cứ sự việc gì xảy ra, kể cả với họa sĩ Lê Linh. Xuyên suốt vụ kiện giữa Phan Thị và Lê Linh, phía Ngô Thanh Vân và Studio68 chưa bao giờ bị tòa án triệu tập với vai trò là bên có quyền lợi, nghĩa vụ gì liên quan. Cho nên nếu nói Ngô Thanh Vân bắt tay cùng Phan Thị để chèn ép họa sĩ Lê Linh là không đúng. Trong hợp đồng sử dụng tác phẩm, khi Studio68 ký với bên Phan Thị thì đã trả đủ tiền; và dứt điểm, không có phát sinh thêm gì với Phan Thị sau khi phim công chiếu, kể cả lợi nhuận nào khác sau đó. Tôi xin khẳng định bản án tuyên lần cuối của tòa cũng không hoàn toàn thay đổi bản chất hợp đồng giữa Studio68 và Phan Thị”.
Phía đoàn làm phim sau khi có kết quả cuối cùng về vụ tranh chấp đã thêm tên họa sĩ Lê Linh vào Poster để đảm bảo quyền nhân thân đối với tác giả với những nhân vật mà ông sáng tạo ra.
Ngô Thanh Vân khẳng định: “Trạng Tí là nội dung chúng tôi có mua và trả tiền theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ, nên việc tố tôi ăn cắp là không đúng. Tôi đã làm việc với bên Phan Thị hết 2 năm để có thể mua được bản quyền, lúc đó là năm 2016. Đến 2018, giữa hai bên mới đi đến thỏa thuận cho chúng tôi mua 5 tập truyện để làm phim. Là nhà sản xuất phim, việc tôi mua tác quyền từ người sở hữu bộ truyện và nội dung câu chuyện trong thời gian đó là hoàn toàn hợp lý và đúng pháp luật. Nếu có lỗi thì đó là do tôi đã không nắm rõ thông tin về sự thưa kiện giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị. Sau khi biết thông tin, tôi đã chủ động tìm đến họa sĩ Lê Linh để tìm cách xử lý nhưng anh từ chối mọi đề nghị về quyền lợi để tập trung vào vụ kiện. Tôi không còn cách nào hơn là tôn trọng anh và vẫn ngồi chờ những đề nghị từ phía anh Lê Linh”.
Suy cho cùng, người xem cần nắm rõ hơn về các quy định hiện hành đối với quyền tác giả, như quyền nhân thân và quyền tài sản khác nhau ra sao để có góc nhìn công bằng, chính xác nhất!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư