Kính chào Luật sư Nguyễn Đức Hoàng, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Dạo này, ngoài việc sáng tác văn học tôi đang sáng tạo ra những tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Nhưng tôi không biết cơ chế bảo hộ của hai loại tác phẩm này giống hay có sự khác nhau như thế nào. Nhờ Luật sư Nguyễn Đức Hoàng giải thích và tư vấn cơ chế để tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ như thế nào giúp tôi. Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn cách phân biệt bị can và bị cáo
>> Luật sư tư vấn chế định xóa án tích trong bộ luật hình sự
>> Luật sư tư vấn về quyền sử dụng trước trong Luật Sở hữu trí tuệ
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi đến luật sư. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn như sau:
Quy định về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về định nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:
“Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.”
Ví dụ: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 về các loại hình được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như sau:
“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”
Như vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là hình thức bên ngoài có thể nhìn thấy bằng mắt thường được gắn vào một đồ vật có công dụng hữu ích. Là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 về căn cứ phát sinh quyền tác giả như sau:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Như vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được tự động bảo hộ khi được sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, cụ thể được thể hiện bởi đường nét, hình khối, bố cục mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả.
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng
Luật sư Hoàng là một trong những luật sư hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Đức Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư