Pháp luật thừa nhận tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền lập di chúc để định đoạt quyền công bố và quyền tài sản (làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính).
>> Tìm hiểu thêm thủ tục đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Đối với tác phẩm của mình hoặc việc phân chia di sản theo pháp luật (Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Điều 40 Luật sở hữu trí tuệ). Khi đó, tổ chức, cá nhân được nhận thừa kế quyền tác giả (hay còn gọi là người thừa kế) sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả.
Tại Khoản 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ thì quyền sửa đổi nội dung tác phẩm là một trong những quyền nhân thân của tác giả. Quyền này được bảo hộ vô thời hạn và không thể chuyển giao được (Khoản 1 Điều 27, Khoản 2 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ), bởi quyền này gắn liền với tác giả và chỉ có tác giả mới thực hiện được. Bên cạnh đó thì như trên đã phân tích, chủ sở hữu là người thừa kế chỉ được hưởng quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản chứ không được hưởng quyền sửa đổi nội dung tác phẩm.
Như vậy, người thừa kế tác phẩm không có quyền sửa đổi nội dung tác phẩm, quyền này chỉ có tác giả mới được thực hiện.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn