Khi một chủ thể được xác lập là chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm thì chủ thể đó mặc nhiên có các quyền tương đương đối với tác phẩm. Tuy nhiên không phải bất cứ chủ sở hữu quyền tác giả nào cũng sở hữu các quyền giống nhau.
>> Tìm hiểu thêm thủ tục đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Với mỗi chủ sở hữu trong từng trường hợp sẽ có các quyền nhân thân hoặc quyền tài sản riêng biệt. Và một trong các quyền có thể thuộc sở hữu của chủ thể này chính là quyền nhập khẩu bản sao của tác phẩm (điểm d khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009).
Chính vì là một trong các quyền của chủ sở hữu nên theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật này thì khi các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu có hành vi nhập khẩu bản sao tác phẩm nhưng không có sự đồng ý hoặc gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Tuy nhiên trong một số trường hợp việc nhập khẩu bản sao tác phẩm này không nhất thiết phải có sự đồng ý của chủ sở hữu cũng như không cần có bất kỳ quyền lợi vật chất nào. Trường hợp đó theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó việc nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng mà không gây ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Đồng thời phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm thì sẽ không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu cũng như các quyền lợi vật chất khác.
Nếu bạn cần biết cách thức nhập khẩu bản sao tác phẩm một cách chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ để được Phan Law Vietnam hướng dẫn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn