Trong hoạt động thương mại hiện nay, Logo được xem là một “đại sứ thương hiệu” cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp thường tập trung thiết kế logo như một chiến lược quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
> > Tìm hiểu thêm thủ tục đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với logo
Chính vì vai trò như một “đại sứ thương hiệu” của mình mà hiện nay các hành vi làm nhái logo xảy ra rất nhiều, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh thương mại. Chính vì vậy mà hiện nay các doanh nghiệp đa phần đều chú tâm đến việc bảo vệ logo của mình tránh những hành vi xâm phạm.
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện hành thì logo có thể được đăng ký bảo hộ dưới 2 hình thức:
– Thứ nhất: Bảo hộ quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật SHTT.
– Thứ hai: Đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật SHTT.
Trong phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với logo. Sở dĩ, logo được bảo hộ quyền tác giả bởi lẽ logo thường được thiết kế một cách rất sáng tạo, có tính khác biệt và tính thẩm mỹ cao nên logo đồng thời cũng là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Khi bảo hộ quyền tác giả, logo được nhìn nhận dưới danh nghĩa là một “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng”- là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục.Để được bảo hộ quyền tác giả, logo phải đảm bảo tính sáng tạo và tính nguyên gốc, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào.
Bảo hộ Logo theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả đồng nghĩa với việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại điều 19, điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019. Theo đó mọi hành vi như sao chép, sửa chữa, cắt xén… tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019. Bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả cho phép bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm của mình trong mọi lĩnh vực.
Tại Điều 27 quy định về quyền tác giả của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 thì:
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
Theo quy định trên thời hạn bảo hộ logo là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm đó được định hình, không phân biệt nội dung, ý nghĩa, chất lượng và không bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký. Như vậy, theo quy định pháp luật thì quyền tác giả sẽ tự động phát sinh kể từ khi tác phẩm (logo) được hình thành. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển lâu dài thì chủ sở hữu logo nên đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả để đảm bảo quyền của mình nếu có tranh chấp phát sinh.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn