Trong xu thế hòa nhập kinh tế hiện tại, nhu cầu xuất – nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh. Điều này kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp chuyên cung cấp, hỗ trợ kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu. Để tham gia vào cuộc đua này, bạn cần nắm rõ một số đặc điểm sau của loại hình doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo quy định hiện tại của pháp luật trong bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Ngay tại quy định ở khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN), kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là quyền hợp pháp của doanh nghiệp. Ngoài ra, quyền kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu còn được hướng dẫn kỹ hơn tại Điều 3 Nghị định 12/2006/NĐ-CP, cụ thể:
- Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
- Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập
Những điểm cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Tuy hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động được cho phép, tuy nhiên sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu lại gặp các điều kiện điều chỉnh cụ thể từ pháp luật chuyên ngành. Cụ thể, điểm qua một số lưu ý chính khi xác định hàng hóa xuất nhập khẩu tại Điều 4 Nghị định Nghị định 12/2006/NĐ-CP:
Thứ nhất, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.
Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
Thứ ba, các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc hai nội dung trên chỉ phải làm thủ tục thông quan tại Hải quan cửa khẩu.
Trên đây chỉ là một số lưu ý khi bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp của bạn cần tìm hiểu để đáp ứng các yêu cầu cụ thể cho từng nhóm hàng hóa làm dịch vụ. Để Phan Law có thể giải thích và hướng dẫn kỹ hơn trong mọi trường hợp bạn có thể gặp phải, hãy liên hệ trực tiếp đến Phan Law thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn