Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Hai khái niệm này khá tương đồng do đó dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn cho doanh nghiệp khi bắt tay vào tiến hành. Phan Law xin được phân tích một số điểm khác nhau cơ bản của hai hình thức này trong bài viết dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.
Hợp nhất doanh nghiệp
Được quy định tại Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN), hợp nhất doanh nghiệp là hình thức hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Hiểu rõ hơn, hậu quả pháp lý của hình thức này chính là tạo ra một công ty hoàn toàn mới, hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất. Quyền quyết định của công ty mới thuộc về các công ty tham gia hợp nhất trong Hội đồng quản trị công ty được hợp nhất tùy vào số vốn đóng góp của mỗi bên.
Công ty mới sau khi hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật Doanh nghiệp.
Sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập theo quy định tại khoản 1 Điều 195 Luật DN.
Việc sáp nhập doanh nghiệp tạo ra hậu quả pháp lý là chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập. Quyền quyết định hoàn toàn thuộc về công ty nhận sáp nhập.
Sau khi sáp nhập công ty, công ty nhận sáp nhập sẽ tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với thực trạng mới cũng như với quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Nếu bạn còn thắc mắc về hai hình thức tổ chức lại doanh nghiệp này, hãy liên hệ với Phan Law theo các thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn