Lợi nhuận là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi thành lập hoặc tham gia vào một doanh nghiệp bất kỳ. Việc phân chia lợi nhuận thường sẽ diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể thì phân chia lợi nhuận cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.
Thế nào là lợi nhuận trong doanh nghiệp?
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thành lập và bước vào hoạt động và cạnh tranh với thị trường thì điều đầu tiên cần quan tâm và đặt lên hàng đầu chính là yếu tố lợi nhuận. Đây được xem là một chỉ số cơ bản phản ánh việc kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không. Đồng thời yếu tố này còn có ý nghĩa quyết định trong việc tiếp diễn cũng như sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường. Vì doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi tạo ra được nguồn lợi nhuận, ngược lại nếu không tạo ra được nền tảng này thì doanh nghiệp có thể bị đào thải khỏi nền kinh tế.
Hiện tại pháp luật về doanh nghiệp chưa có định nghĩa cụ thể về thế nào là lợi nhuận. Tuy nhiên dựa trên các nền tảng liên quan có thể hiểu lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động. Đây là kết quả cuối cùng xét về mặt tài chính đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh,… và các mặt khác diễn ra trong một doanh nghiệp. Vì vậy mà lợi nhuận được xem là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
Phân chia lợi nhuận khi giải thể doanh nghiệp
Việc phân chia lợi nhuận khi doanh nghiệp bị giải thể thường sẽ diễn ra đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Trong đó đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì khoản 4 điều 50 Luật doanh nghiệp quy định các thành viên có quyền được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản. Còn đối với công ty cổ phần thì điểm g khoản 1 Điều 114 Luật doanh nghiệp quy định khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Đối với từng loại hình doanh nghiệp thì cách thức hay điều kiện để phân chia lợi nhuận sẽ là khác nhau. Chẳng hạn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì việc phân chia lợi nhuận này chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp đó hoàn trả nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ khác.
Hay đối với công ty cổ phần thì việc phân chia lợi nhuận chính là quá trình phân chia cổ tức giữa các cổ đông với nhau. Việc phân chia này cũng sẽ không giống nhau và gần như có sự khác biệt giữa các tư cách cổ đông.
Chính vì vậy để biết chính xác nhất, bạn nên liên hệ ngay với Phan Law Vietnam để xác định được trường hợp của mình và được tư vấn sớm nhất theo những thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn