Quy trình kế toán tài sản cố định ở trong các doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Phan Law tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Có cần thay đổi chế độ kế toán khi quy mô doanh nghiệp thay đổi?
>> Có cần thông báo với cơ quan thuế khi thay đổi chế độ kế toán?
>> Nữ kế toán lừa đảo chiếm đoạt 20 tỉ đồng
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐ) là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
– Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
– Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
– Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
– Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
- Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:
- Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
– Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
– Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
– Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó.
– Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng.
Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
Kế toán tài sản cố định là những nghiệp vụ của kế toán và nó có liên quan đến các tài sản cố định trong doanh nghiệp. Đối với quy định về quản lý tài sản cố định hiện nay. Tất cả các tài sản cố định ở trong doanh nghiệp đều sẽ cớ một bộ hồ sơ riêng biệt. Ngoài ra, mỗi tài sản cố định đều cần được phân loại, đánh số và nó còn được trang bị thêm cả thẻ riêng biệt.
Quy trình kế toán tài sản cố định ở trong các doanh nghiệp
Nội dung kế toán chi tiết tài sản cố định. Kế toán viên sẽ lập và thu những chứng từ ban đầu và có liên quan đến tài sản cố định. Cụ thể những chứng từ đó như sau:
- Biên bản bàn giao tài sản cố định theo mẫu số 01-TSCĐ.
- Biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu số 02-TSCĐ
- Biên bản giao nhận tài sản cố định đã hoàn thành dựa trên mẫu số 03-TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định dựa theo mẫu 05-TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định dựa trên mẫu số 06-TSCĐ.
Ở địa điểm sử dụng và cả bảo quản tài sản. Việc kế toán viên theo dõi tài sản cố định mục đích để xác định được trách nhiệm sử dụng tài sản và bảo quản tài sản. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như trách nhiệm đối với tài sản. Tại địa điểm sử dụng các phòng ban, các phân xưởng, sẽ được sử dụng sổ tài sản cố định của đơn vị sử dụng. Điều này nhằm phục vụ ở trong phạm vi quản lý.
Tổ chức kế toán tài sản tại chi tiết các bộ phận. Bao gồm có bộ phận sử dụng thẻ tài sản cố định và sổ tài sản cố định trong toàn doanh nghiệp. Điều này phục vụ cho việc theo dõi tình hình hao mòn của tài sản cố định là tăng hay giảm.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư