Quyền tác giả của tác phẩm sân khấu được bảo hộ có những đặc điểm giống và khác biệt so với việc bảo hộ các tác phẩm thông thường bởi tính chất biểu diễn đặc thù của tác phẩm sân khấu. Cùng nhau tìm hiểu quyền tác giả của tác phẩm sân khấu được bảo hộ như thế nào qua bài viết sau nhé.
Xem thêm:
>>Biểu diễn tác phẩm sân khấu nhằm tuyên truyền cổ động có phải xin phép hay không?
>>Người phụ trách âm thanh, ánh sáng cho tác phẩm sân khấu được bảo hộ quyền liên quan?
>>Thời điểm định hình có ảnh hưởng đến thời hạn bảo hộ của tác phẩm sân khấu?
Tác phẩm sân khấu là gì?
Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Tác phẩm sân khấu được sáng tạo bởi các tác giả quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau: Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu.
Quyền tác giả của tác phẩm sân khấu được bảo hộ như thế nào?
Quyền tác giả của tác phẩm sân khấu
Khi tác giả của tác phẩm sân khấu đồng thời là chủ sở hữu thì họ sẽ được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Vì đối với tác phẩm sân khấu thì “Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này”, nghĩa là không phải mọi “chủ sở hữu tác phẩm sân khấu” đều là” Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành này và các quyền khác theo thỏa thuận.
Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.
Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Vì đối với tác phẩm sân khấu thì “Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20”, nghĩa là không phải mọi “chủ sở hữu tác phẩm sân khấu” đều là “Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất”. Những tổ chức, cá nhân này có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận với tác giả và những người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần đăng ký bảo hộ bản quyền cho tác phẩm của mình hoặc cần được hỗ trợ bảo vệ quyền tác giả của tác phẩm sân khấu, có thể liên hệ ngay với Phan Law để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư