Sự ra đời và phát triển của tiền số đang là điểm nóng đáng chú ý trên thị trường hiện nay. Một số quốc gia đã công nhận giá trị của tiền số, thậm chí cho phép doanh nghiệp trả lương bằng tiền số. Điều này đã dẫn đến nhiều tình huống éo le bởi giá trị của tiền số là rất khó đoán, có thể tăng giá hoặc giảm giá trong một thời gian ngắn.
Xem thêm:
>> Sập sàn Coolcat – hàng nghìn thành viên mất trắng!
>> Giới nghệ sĩ “tá hỏa” vì hình ảnh của mình bị sử dụng công khai để trục lợi!
>> Triển lãm Plus by Bảo Nam – không thu lợi nhuận thì được tự do đạo nhái?
Trả lương bằng tiền số, sếp đòi lại khi tiền tăng giá “khủng”
Một câu chuyện “dở khóc dở cười” vừa được chia sẻ trên MarketWatch liên quan đến vấn đề tiền lương và tiền số như sau:
Có một anh nhân viên nọ làm việc ở vị trí nhân viên phát triển kinh doanh tại một công ty công nghệ dựa trên hợp đồng cơ bản. CEO của công ty tuyên bố rằng ông ấy sẽ trả lương bằng tiền số, ngoài ra hợp đồng còn có thể điều khoản “Công ty có thể chọn trả lương bằng USD”. Tuy nhiên điều khoản này không được anh chấp nhận nên bị loại ra khỏi hợp đồng.
Thời gian trôi qua, kể từ mùa xuân năm 2020 đến tháng 8/2020 anh nhân viên vẫn làm việc và nhận lương bằng tiền số. Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động này đúng ra là tốt đẹp, nếu không có sự kiện “TIỀN SỐ TĂNG GIÁ 700%”.
Công ty đòi lại tiền số sau khi chúng tăng giá khủng
Đúng là “vật chất quyết định ý thức”, sau vụ tiền số tăng giá “khủng” này, người sếp đột ngột “lật kèo” bằng cách gửi email cho anh nhân viên với nội dung “Vì anh không tạo ra bất kỳ doanh thu nào cho công ty và hiện không còn tiếp tục làm việc, vui lòng gửi lại lượng tiền số đã được nhận vào tháng 8/2020. Anh sẽ nhận được tiền lương bằng USD”. Có nghĩa là nếu làm theo yêu cầu này, anh nhân viên chỉ nhận được tiền lương bằng 1/7 so với giá trị của lượng tiền số hiện tại.
Pháp luật Việt Nam hiện hành có cho phép trả lương bằng tiền số hay không?
Qua chia sẻ trên, tờ MarketWatch đã đưa ra lời khuyên cho anh nhân viên là anh không có nghĩa vụ phải trả lại. Còn thực tế anh có trả lại hay có thỏa thuận gì khác với công ty hay không thì chúng ta còn chưa rõ. Chỉ thấy rằng trả lương bằng tiền số giống như “dao hai lưỡi” cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Nếu là bạn, bạn có chấp nhận nhận không? Câu trả lời là trước tiên, hãy tìm hiểu xem pháp luật Việt Nam có cho phép trả lương bằng tiền số hay không đã nhé.
Pháp luật Việt Nam hiện hành có cho phép trả lương bằng tiền số hay không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
“Điều 21. Tiền lương
…
3. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.”
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam thì người cư trú, không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.
Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam vẫn chưa cho phép người sử dụng lao động trả lương bằng tiền số. Do đó, bạn chưa cần phải suy nghĩ xem nên nhận tiền Đồng Việt Nam hay tiền số vào ngày lãnh lương.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư