Thời gian gần đây, xuất hiện hàng loạt các quảng cáo công khai sử dụng hình ảnh của nhiều người nổi tiếng, đặc biệt là các nghệ sĩ, diễn viên, MC… Hầu hết tất cả các sản phẩm, dịch vụ của những quảng cáo trên vẫn không xác định được chất lượng; gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và hình ảnh của người nổi tiếng bị mang vào quảng cáo.
Xem thêm:
>> Triển lãm Plus by Bảo Nam – không thu lợi nhuận thì được tự do đạo nhái?
>> Lùm xùm nghi vấn bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” là tác phẩm “đạo nhái”!
>> Phim “Kiều” – kỳ vọng quá nhiều vào phim phóng tác truyện Kiều?
Sử dụng hình ảnh người khác khi chưa được phép
Thủ đoạn tinh vi “lấy cắp” hình ảnh của người nổi tiếng
Các đối tượng sử dụng phương thức ngày càng tinh vi để lấy được hình ảnh của giới nghệ sĩ, người nổi tiếng nhằm tạo vẻ hoàng nhoáng, mức độ tin cậy khi tung tin quảng cáo. Không còn đơn giản chỉ lấy hình ảnh công khai trên mạng của người nổi tiếng, những đối tượng này thậm chí giả mạo nhà báo, phóng viên, tiếp cận với người nổi tiếng để ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; sau đó sử dụng các hình ảnh này để quảng cáo cho những sản phẩm dịch vụ của mình mà không hề thông qua ý kiến của người bị sử dụng hình ảnh.
Sử dụng trái phép hình ảnh của người khác là vi phạm pháp luật.
Bộ Luật Dân sự 2015 có ghi nhận về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình tại Điều 32 như sau:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
Như vậy, có thể thấy với hành vi tự ý sử dụng hình ảnh của người khác để làm quảng cáo trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật. Vì hình ảnh không chỉ là tài sản sở hữu trí tuệ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, tổ chức sở hữu, xuất hiện trong hình ảnh.
Luật sư Hà Thị Kim Liên chia sẻ về hành vi sử dụng hình ảnh trái phép.
Về vấn đề này, Luật sư Hà Thị Kim Liên trong buổi phỏng vấn với VTV24 cũng chia sẻ về vấn đề này: “Hành vi sử dụng hình ảnh mà không được phép của người có hình ảnh, có thể bị xử phạt hành chính lên đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, đối với trường hợp hành sử dụng hình ảnh không được phép với mục đích quảng cáo, chuộc lợi; ngoài mức xử phạt, bồi thường thiệt hại sẽ phải trả cho chủ hình ảnh một khoản thu nhập cho người bị sử dụng hình ảnh trong trường hợp hai bên có thỏa thuận được”. Ngoài ra, Luật sư Liên cũng khuyên những người đang bị sử dụng hình ảnh: “Cá nhân bị sử dụng hình ảnh đó nên khởi kiện ra tòa án hoặc nên làm việc với cơ quan nhà nước để xử lý dứt điểm hành vi của bên xâm phạm”.
Không chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính, hành vi sử dụng hình ảnh của người khác nhằm nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nếu có đủ yếu tố cấu thành tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự hiện hành: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”
Vấn đề bản quyền hình ảnh vẫn là vấn đề hết sức nhức nhối trong thời điểm hiện tại, việc hình ảnh cá nhân bị sử dụng tràn lan, sai mục đích ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín, cuộc sống của người bị sử dụng nói chung. Cần có góc nhìn chính xác hơn về bảo vệ hình ảnh cá nhân trong thời đại số để có thể bảo vệ chính bản thân cũng như tôn trọng hình ảnh của người khác. Bài trừ, tố giác các hành vi sử dụng hình ảnh trái phép với mục đích không trong sáng, lừa đảo, trục lợi!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư