Phim Kiều do nhà sản xuất, đạo diễn Mai Thu Huyền chính thức ra mắt vào ngày 7.4 sau thời gian lùi thời điểm công chiếu vì dịch Covid. Trước đó, phía nhà sản xuất đã thông tin đây là dự án phim được Mai Thu Huyền ấp ủ hơn 10 năm, ra mắt để kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du.
Xem thêm:
>> Khởi tố 09 bị can liên quan đến vụ “chôn sống” tại Nghệ An
>> Mở rộng điều tra đường dây xăng giả, bắt tạm giam và khám xét nơi ở của tổng giám đốc công ty Phúc Lâm
>> Thu hồi 200 triệu mời Ông Võ Hoàng Yên về chữa bệnh tại Quảng Ngãi
“Kiều” – Bộ phim nhận được nhiều sự chú ý từ dư luận trong thời gian gần đây.
Phim phóng tác truyện Kiều chỉ là một trích đoạn nhỏ của truyện Kiều
Phim Kiều tập trung vào trích đoạn mối tình tay ba giữa Kiều, Thúc Sinh và Hoạn Thư. Nữ đạo diễn Mai Thu Huyền chia sẻ, Thúc Sinh là một trong 03 người đàn ông có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời nàng Kiều. Đồng thời, truyện Kiều là câu chuyện kéo dài 15 năm không thể truyền tải hết trong một tác phẩm phim chiếu rạp, vì vậy nhà sản xuất chỉ tập trung vào giai thoại chủ chốt, mang đậm hơi thở thời đại để đưa lên màn ảnh. Tác giả kịch bản NSƯT Phi Tiến Sơn và đạo diễn Mai Thu Huyền chia sẻ thêm, đoàn làm phim khai thác và mong muốn truyền tải khát vọng tự do thông qua “Kiều”.
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về nội dung cũng như diễn xuất của phim Kiều. Phim quy tụ dàn diễn viên trẻ: Kiều (Trình Mỹ Duyên) – Thúc Sinh (Anh Huy) – Hoạn Thư (Cao Thái Hà). Sau buổi chiếu đầu tiên, khán giả nhận xét bộ phim vẫn “chưa đủ” như mong đợi của họ. Diễn xuất còn khá đơ cứng, kịch bản chưa xoáy sâu và lột tả được sự sâu sắc của cốt truyện. Tuy nhiên, phim được đầu tư về bối cảnh cũng như điểm thêm các yếu tố sáng tạo (như nhân vật Đạm Tiên do Mai Thu Huyền đảm nhiệm) nhằm giúp phim mang màu sắc kỳ ảo hơn. Nhạc phim Kiều mệnh khúc do Bùi Lan Hương thể hiện, Huy Tuấn viết nhạc với phần lời lấy cảm hứng từ tứ thơ của Nguyễn Du cũng lấy được cảm tình từ người xem.
Đôi nét về tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật Việt Nam
Truyện Kiều là tác phẩm văn học dân gian kết tinh của ngôn ngữ dân tộc, tuyệt tác từ đại thi hào Nguyễn Du. Đây cũng là viên ngọc sáng giá nhất trong kho tàng văn học Việt Nam. Việc phóng tác tác phẩm từ truyện Kiều tất nhiên phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam.
Một số quy định pháp lý về quyền tác giả.
Tác phẩm phái sinh là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”
Phim “Kiều” theo chia sẻ từ ekip làm phim cũng như dựa trên nội dung phim đã công chiếu có thể xác định đây là thể loại tác phẩm phóng tác dựa trên dựa theo nội dung, tư tưởng của trích đoạn trong truyện Kiều.
Phóng tác tác phẩm văn học dân gian
Khi muốn sử dụng tác phẩm văn học dân gian như truyện Kiều cần đảm bảo phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm. Đặc biệt tôn trọng những quyền nhân thân của tác giả.
Có thể nói, truyện Kiều đã là một tượng đài văn học ghi dấu trong từng người Việt Nam, vì vậy kỳ vọng của khán giả đối với những tác phẩm phái sinh dựa trên truyện Kiều là không thể tránh khỏi. Đây là thách thức cũng như động lực lớn đối với các nhà làm phim, văn nghệ sĩ để truyền tải, sáng tạo hơn nữa đối với các tác phẩm của mình.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư