Pháp luật về doanh nghiệp hiện hành quy định việc thành lập doanh nghiệp là một trong những quyền của các cá nhân, tổ chức. Theo đó những chủ thể này có thể tham gia vào quá trình kinh doanh với tư cách là một chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên có một số đối tượng đặc thù bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp này. Công chức là một trong những chủ thể bị cấm thành lập doanh nghiệp theo các quy định hiện hành.
Quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của công chức
Khoản 1 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Với những cá nhân tổ chức thuộc khoản 2 điều này thì sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam và một trong số đó chính là công chức. Cụ thể điểm b khoản 2 Điều này đã thể hiện cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm chủ thể bị cấm thành lập doanh nghiệp.
Công chức ở đây được hiểu theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Dựa trên cơ sở này thì công chức thuộc nhóm đối tượng ngoài việc bị cấm thành lập doanh nghiệp thì còn không có quyền tham gia quản lý trong bất kỳ doanh nghiệp.
Vì sao công chức không có quyền thành lập doanh nghiệp?
Lý do chủ yếu để pháp luật hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp của công chức chính là việc các cá nhân này hoạt động trong các cơ quan Nhà nước. Trong đó có những trường hợp giữ các chức vụ quản lý trong các cơ quan ở những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Nếu những cá nhân này được phép thành lập doanh nghiệp sẽ dễ dẫn đến tình trạng tham nhũng.
Đồng thời việc vừa hoạt động tại các cơ quan có thẩm quyền nơi quyết định những nội dung quan trọng và có thể liên quan trực tiếp đến thị trường và các hoạt động kinh doanh cũng như tham gia trực tiếp vào sự vận hành của doanh nghiệp. Điều này sẽ gây nên tình trạng bất bình đẳng, cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác. Hơn nữa còn có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực và là điều kiện để những chủ thể này thu về những nguồn lợi bất hợp pháp.
Trên đây là lý giải của Phan Law Vietnam về vấn đề tại sao công chức lại bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp. Nếu muốn biết thêm về các yếu tố liên quan, bạn có thể liên hệ về các thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn