Pháp nhân là một thuật ngữ tương đối phổ biến được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở mỗi lĩnh vực thì người sử dụng sẽ có những cách hiểu khác nhau. Vậy thuật ngữ pháp nhân trong lĩnh vực pháp lý được hiểu như thế nào?
Mặc dù pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa về khái niệm pháp nhân. Việc xem xét một tổ chức có là pháp nhân hay không sẽ căn cứ vào các điều kiện để được xem là có tư cách pháp nhân theo Điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Dựa theo cơ sở này có thể hiểu pháp nhân là thuật ngữ được dùng để chỉ những tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Khi được xác lập tư cách pháp nhân thì đồng nghĩa tổ chức đó có tư cách pháp lý độc lập. Đồng thời có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ là tổ chức có tư cách pháp nhân phổ biến nhất trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên không phải bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng mặc nhiên có tư cách pháp lý đặc thù này. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà pháp luật sẽ có quy định cụ thể khác nhau.
Để tìm hiểu thêm về tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được tư vấn trực tiếp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn