Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thì một số doanh nghiệp không có khả năng buộc phải bị loại khỏi. Tùy theo từng trường hợp mà các doanh nghiệp sẽ có hình thức rút khỏi thị trường kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp đó buộc phải chấm dứt quá trình hoạt động khi bị cho là vi phạm một trong các trường hợp buộc phải giải thể doanh nghiệp.
Việc giải thể doanh nghiệp đồng nghĩ với việc doanh nghiệp đó chấm dứt sự tồn tại trên thị trường theo ý muốn của chính hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Để thực hiện được việc giải thể thì buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo các thủ tục và trình tự được quy định tại Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014.Theo đó thủ tục giải thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Lý do giải thể;
– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 2: Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
Việc giải thể doaanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững các chi tiết có liên quan nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện diễn ra chính xác nhất. Nếu vẫn còn đang băn khoăn và chưa thể tiến hành, bạn có thể liên hệ theo thông tin dưới đây để được Phan Law Vietnam hướng dẫn cụ thể.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn