Với sự phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực nông nghiệp thì Việt nam đang trở thành một thị trường tiềm năng cho sự hình thành và phát triển của những cơ sở sản xuất về thực phẩm. Hầu hết những thương nhân có ý định kinh doanh đều xem xét đến sự lựa chọn này. Dù có lợi thế về thị trường nhưng thương nhân nên lưu ý vẫn phải cần tiến hành thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm hay công ty thực phẩm như những trường hợp hình thành cơ sở kinh doanh khác. Tuy nhiên vì đây là ngành, nghề kinh doanh đặc thù nên điều kiện để đăng ký thành lập và hoạt động sẽ có những khó khăn hơn.
Điều kiện thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm
Cơ sở sản xuất hay công ty sản xuất thực phẩm đều là những hình thức doanh nghiệp chính thức nếu hoàn thành những thủ tục nhất định. Theo pháp luật về doanh nghiệp thì những đơn vị này phải tiến hành thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đó thì thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm thì tùy loại hình mà thương nhân lựa chọn sẽ phát sinh thêm những vấn đề khác.
Thực phẩm là một ngành, nghề kinh doanh đặc thù hay còn gọi là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ sở đó muốn được chính thức thành lập và đi vào hoạt động thì nhà kinh doanh cần lưu ý đến điều kiện quan trọng đó chính là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Để hoàn thiện cho thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm thì chủ cơ sở buộc phải thực hiện quá trình đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục này trong từng trường hợp và với từng loại hình doanh nghiệp được lựa chọn mà những nội dung và bước thực hiện trong đó sẽ có khác nhau.
Những yếu tố quyết định đến sự khác biệt của thủ tục đăng ký doanh nghiệp có thể kể đến như:
– Loại hình doanh nghiệp
– Chủ thể đăng ký
– Ngành, nghề kinh doanh
– Hình thức đăng ký
– Một số vấn đề cụ thể của nhà kinh doanh
Theo những kinh nghiệm được đúc kết từ nhiều quá trình và thủ tục thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm. Cách tốt nhất để hoàn thiện yêu cầu này là sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tại Phan Law Vietnam. Để biết thêm về lợi ích của những thủ tục này thì bạn có thể liên hệ về thông tin dưới đây để được lý giải cụ thể hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn