Hiện tượng ly hôn đã trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ bản chất ly hôn là gì? Khi quyết định ly hôn thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Quy trình các bước thực hiện thủ tục ly hôn 2021 diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn hiểu rõ những vướng mắc trong ly hôn.
Xem thêm:
>> Khi tiến hành ly hôn cần những giấy tờ gì?
>> Cách ly hôn nhanh nhất được thực hiện như thế nào?
>> Dịch vụ hỗ trợ ly hôn nhanh nhất trọn gói, chuyên nghiệp
Tìm hiểu về thủ tục ly hôn 2021
Thuật ngữ ly hôn được hiểu như thế nào?
Ly hôn được hiểu là việc chấm dứt mối quan hệ giữa người và người vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (tham khảo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định hai hình thức ly hôn, đó là:
- Thuận tình ly hôn: Được hiểu là sự tự nguyện của cả 2 vợ chồng yêu cầu ly hôn sau khi đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện việc cấp dưỡng cho con (tham khảo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Được hiểu là ly hôn theo yêu cầu từ một bên, tức là ly hôn theo yêu cầu ly hôn từ người vợ hoặc yêu cầu ly hôn từ người chồng (tham khảo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
Khi muốn yêu cầu ly hôn thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Khi muốn yêu cầu ly hôn thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau (tham khảo quy định tại Điều 5, 93, 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015):
- Đơn xin ly hôn đơn phương;
- Photo có công chứng hoặc chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu của người vợ người chồng;
- Bản chính Giấy đăng ký kết hôn;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của con;
- Giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản).
Thủ tục ly hôn 2021 được tiến hành như thế nào?
Thủ tục ly hôn 2021 được tiến hành như thế nào?
Các bước tiến hành thủ tục ly hôn 2021 tại tòa án diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ cho Tòa án
Chuẩn bị bộ hồ sơ như trên rồi nộp cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết ly hôn (điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
Sau khi nhận được đơn yêu cầu ly hôn, sau 5 ngày làm việc Tòa án sẽ xem xét có thụ lý đơn hay không? Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho cho người nộp đơn đóng tiền tạm ứng án phí. Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 191, 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bước 3: Hòa giải
Hòa giải tại Tòa án nhân dân là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi đưa vụ án ra xét xử, cụ thể như sau (tham khảo Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Điều 208, 21, 212, 213, 220 Bộ luật tố tụng dân sự 2015):
Trường hợp 1: Thuận tình ly hôn
Vợ chồng quyết định đoàn tụ: Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
- Hòa giải thành: Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
- Hòa giải không thành: Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và thụ lý vụ án để giải quyết.
Trường hợp 2: Ly hôn đơn phương
Nếu hòa giải thành, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Lưu ý: Quyết định hòa giải thành có hiệu lực ngay, không được phép kháng cáo kháng nghị.
Bước 4: Phiên tòa sơ thẩm
Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án gửi giấy triệu tập và thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm có các đương sự.
Phan Law Vietnam tự tin là một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ pháp lý hiệu quả, uy tín. Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về thủ tục ly hôn 2021. Trường hợp có thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thêm, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư