Hóa đơn không còn là chứng từ xa lạ đối với mọi hoạt động kinh doanh hàng hóa trên thị trường. Hóa đơn là chứng từ hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến thuế. Cùng tìm hiểu về nội dung cần có theo quy định pháp luật của hóa đơn trong bài viết dưới đây của Phan Law nhé!
Hóa đơn là gì?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP: “Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán.”.
Hóa đơn cũng được chia làm nhiều loại, cụ thể tại hướng dẫn ở khoản 2 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC gồm các loại như sau:
Thứ nhất, Hóa đơn giá trị gia tăng. Đây là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; Hoạt động vận tải quốc tế; Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
Thứ hai, Hóa đơn bán hàng được dùng cho các đối tượng sau: Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu và Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Thứ ba, Hóa đơn khác gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
Thứ tư, Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…
Hình thức hóa đơn nào không bắt buộc thông tin người mua?
Hiện tại, hóa đơn sẽ được thể hiện dưới ba hình thức chính: Hóa đơn tự in; Hóa đơn điện tử; Hóa đơn đặt in. Nội dung cần có của các hình thức hóa đơn nhìn chung phải đáp ứng được quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Đối với tên và chữ ký của người mua, có một số trường hợp không nhất thiết phải thể hiện trên hóa đơn theo hướng dẫn ở khoản 3 Điều 4 thông tư này bao gồm:
- Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này. (sửa đổi, bổ sung tại Điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC)
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
- Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.
Ngoài các trường hợp này, còn một số loại hóa đơn đặc biệt khác mà không cần thể hiện tên cũng như chữ ký người mua trên hóa đơn. Để Phan Law có thể hỗ trợ bạn chi tiết hơn nữa, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn