Liên quan đến doanh nghiệp đó sẽ có nhiều vấn đề cần được đề cập đến. Trong đó về lĩnh vực quản lý thông tin đối với những doanh nghiệp đó sẽ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Chẳng hạn như với thuế thu nhập doanh nghiệp, vấn đề này được thực thi như một cách thức để Nhà nước quản lý các doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp sẽ có bộ phận kế toán thực hiện chức năng tính thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên với những doanh nghiệp mới thành lập lại chưa thể nhìn nhận rõ về công tác này. Vậy nên bài viết này sẽ tư vấn pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp để hạn chế được những sai phạm không đáng có.
>>>> Tìm hiểu bài viết: Thay đổi đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Trên cơ sở các định nghĩa có liên quan thì thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu. Thuế này được thu trên kết quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của một doanh nghiệp. Đây cũng là nguồn thu, công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong mỗi doanh nghiệp, bộ phận kế toán sẽ có trách nhiệm tối ưu hóa chi phí hợp lý cho doanh nghiệp và thực hiện kê khai, quyết toán đối với cơ quan có thẩm quyền.
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1, 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
– Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã
– Ðơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Trong đó đối với doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế là những doanh nghiệp như sau:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam
– Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó
– Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú
– Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Thu nhập chịu thuế
Trong phần tư vấn pháp luật về thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không thể bỏ qua phần loại thu nhập phải chịu thuế. Theo quy định tại điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì những loại thu nhập phải chịu thuế này bao gồm:
– Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 điều này.
– Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
Trên đây là phần tư vấn pháp luật về thuế đối với loại thuế thu nhập doanh nghiệp mà những chủ thể kinh doanh nhất định phải biết. Mọi thắc mắc khác có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn