Có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện nhưng số lượng doanh nghiệp chưa đăng ký logo độc quyền còn nhiều hơn. Họ cho rằng cần gì phải thực hiện khi luật không có quy định bắt buộc về vấn đề này, nếu tiến hành thì sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Những suy nghĩ đó sẽ bị thay đổi nếu doanh nghiệp gặp phải những trường hợp lợi ích bị ảnh hưởng nghiêm trọng do logo bị xâm phạm mà không biết lấy căn cứ gì để chứng minh. Lúc đó thì doanh nghiệp sẽ hoàn toàn gặp những bất lợi trong vấn đề tranh chấp do suy nghĩ trước đây của mình.
Tại sao nên đăng ký logo độc quyền khi luật không quy định bắt buộc ?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và những văn bản pháp luật khác có liên quan thì việc đăng ký độc quyền cho logo là không bắt buộc. Nghĩa là việc đăng ký này đến từ sự tự nguyện của doanh nghiệp với mong muốn bảo vệ cho logo của mình. Những doanh nghiệp tự nguyện thực hiện có nghĩa là họ đã ý thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Những giá trị mà quy trình bảo hộ cho logo có thể đem đến cho chủ sở hữu bao gồm:
– Đối với logo được đăng ký tức là quyền sở hữu của doanh nghiệp đã được xác lập, độc quyền trong sử dụng và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
– Mọi hành vi sử dụng logo trái phép, không thông qua đơn vị sở hữu đều là vi phạm.
– Chủ sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý những vi phạm đến logo mình đã đăng ký..
– Chủ thể có quyền cho phép những đơn vị khác sử dụng logo của mình và yêu cầu trả phí sử dụng.
– Tạo tiền đề trong việc tạo dựng thương hiệu trên thị trường, giúp khách hàng của mình phân biệt được với những đối thủ khác trên thị trường.
– Tạo lòng tin cho những đối tác kinh doanh khi doanh nghiệp đã được pháp luật bảo hộ trên mọi phương diện.
Có thể thấy dù không bắt buộc nhưng tất cả những gì mà đăng ký độc quyền logo mang lại chính là những mong muốn thực sự của doanh nghiệp. Nếu ý thức được tầm quan trọng của việc làm này thì doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng và nhanh chóng thực hiện.
Đăng ký logo độc quyền ở đâu thì đúng quy định ?
Tùy theo từng hình thức mà sẽ có những cơ quan nhà nước đảm nhận giải quyết. Nếu logo được đăng ký dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thuộc đối tượng bảo hộ của bản quyền tác giả. Thì cơ quan giải quyết hồ sơ đăng ký là Cục Bản quyền tác giả Việt Nam. Còn nếu như logo được đăng ký theo một loại của nhãn hiệu thì cơ quan giải quyết lúc này là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Bên cạnh trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội thì những đơn vị có yêu cầu có thể tự trực tiếp nộp đơn đăng ký tại các văn phòng đại diện.
Còn có một cách đơn giản hơn là các doanh nghiệp muốn đăng ký logo độc quyền có thể sử dụng những dịch vụ được cung cấp từ các công ty hay văn phòng luật có uy tín. Mọi vấn đề đều sẽ có người đại diện thực hiện từ lúc bắt đầu đến khi nhận được giấy chứng nhận bảo hộ.
Khi khách hàng có quan tâm về việc đăng ký logo độc quyền và mong muốn thực hiện thì có thể liên hệ với Phan law Vietnam
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888
Email: info@phan.vn