Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp có thể nói gần như là duy nhất để doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động cần thực hiện. Với mục đích bảo vệ tốt nhất cho các sản phẩm, dịch vụ dùng nhãn hiệu trước những hành vi xâm phạm. Khi mà vấn đề đăng ký nhãn hiệu đang nổi trội như hiện nay thì cũng nổi lên một vài vấn đề liên quan đến việc thực hiện. Trong đó câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đều liên quan đến lệ phí đăng ký nhãn hiệu. Điều này cũng được xem là dễ hiểu khi mà tâm lý của người đăng ký luôn quan tâm đến việc những gì mình nhận được có xứng đáng với những gì đã bỏ ra hay không. Hiểu được tâm lý đó nên Phan Law Vietnam đã tổng hợp những mức lệ phí mà người dùng phải bỏ ra khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu trong bài viết sau đây.
Quy định về lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Khoản 2 điều 3 Luật phí và lệ phí 2015 có quy định cụ thể:
“ Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này. ”
Cơ quan có thẩm quyền trong việc quy định các khoản lệ phí: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền.
Việc đề ra các khoản lệ phí này nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước. Đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp và không dùng để bù đắp chi phí.
Còn riêng với lệ phí đăng ký nhãn hiệu, là khoản tiền mà người nộp đơn phải nộp cho cơ quan nhà nước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Tùy theo từng trường hợp và yêu cầu của người đăng ký mà mức lệ phí này sẽ có sự khác biệt.
Chi tiết về các loại lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Các khoản lệ phí khi đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Trong đó các khoản lệ phí bao gồm như sau:
– Lệ phí nộp đơn ( tùy theo hình thức đơn và số lượng sản phẩm, dịch vụ trong mỗi nhóm )
– Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên ( nếu có yêu cầu )
– Lệ phí thẩm định nội dung đơn ( tùy theo số lượng sản phẩm, dịch vụ trong mỗi nhóm )
– Phí tra cứu thông tin ( tùy theo số lượng sản phẩm, dịch vụ trong mỗi nhóm )
– Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
– Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
– Lệ phí gia hạn hiệu lực ( cho mỗi nhóm sản phẩm, dịch vụ )
Các yếu tố ảnh hưởng đến lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Dù được quy định cụ thể, tuy nhiên mỗi trường hợp đăng ký thì tổng các mức lệ phí này sẽ khác nhau. Điều này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
– Số lượng sản phẩm, dịch vụ trong mỗi nhóm
– Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
– Lệ phí tra cứu nhãn hiệu ( tra cứu thông tin ): Là khoản chi phí mà người nộp đơn phải bỏ ra để kiểm tra đánh giá về nhãn hiệu mình định đăng ký. Đây là khoản không bắt buộc phải có, tuy nhiên dùng để đảm bảo cho quá trình đăng ký không bị gián đoạn bởi việc nhãn hiệu không đúng theo quy định. Từ đó giảm được các khoản phí phát sinh trong quá trình đăng ký.
– Lệ phí phân nhóm, danh mục sản phẩm, dịch vụ
– Chi phí trả lời thiếu sót của đơn đăng ký
– Chi phí khiếu nại, bổ sung các tài liệu, giấy tờ có liên quan
Những thông tin trên là tổng hợp về các loại lệ phí đăng ký nhãn hiệu bắt buộc và có thể phát sinh. Đây là trường hợp cho việc sử dụng hình thức tự tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước. Tổng mức chi phí bao gồm cả lệ phí sẽ có thể rất cao do người đăng ký không am hiểu nên làm phát sinh nhiều vấn đề. Chính vì thế để giảm thiểu được tổng mức chi phí khi đăng ký thì các chủ thể có thể liên hệ về với Phan Law Vietnam qua Hotline: 1900. 599. 995 để được giải đáp cụ thể hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888
Email: info@phan.vn