Xây dựng một thuơng hiệu mạnh, ngoài việc xây dựng và thực hiện chiến luợc quảng bá hiệu quả, chú trọng trong thiết kế logo, hình tuợng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì… Sau đây là một phương thức của Susan J. Lindner, người sáng lập và Ceo của Lotus Public Relations bạn nên tham khảo công thức tổng quát xây dựng thương hiệu sau:
Sản phẩm + Chuyên môn + Uy tín = Thương hiệu.
Sản phẩm:
Chỉ đơn giản tạo ra sản phẩm và coi đó là nền tảng của thương hiệu thì chưa đủ. Hãy xem Apple với Apple TV, Microsoft với Zune hoặc New Coke với những thành công vang dội ngay khi mới ra mắt. Nếu sản phẩm của bạn không kèm theo dòng chữ “Hey, nhưng nó miễn phí mà”, thì đừng mong đợi nó sẽ tự động được tiêu thụ. Đầu tiên, hãy cân nhắc xem điều gì khiến sản phẩm của bạn được chú ý. Làm sao nó giảm bớt phiền hà, đem lại sự hài lòng và thân thiện với mọi người và, quan trọng nhất, làm sao để mọi người cùng quan tâm tới nó. Những công ty mới thành lập đều không đủ sức tổ chức những hoạt động quảng cáo rầm rộ, vì vậy “ngôn ngữ truyền miệng” là cái đích mà họ cần nhắm đến.
Chuyên môn:
Bạn tạo ra sản phẩm có thể thay đổi cả thế giới. Xin chúc mừng. Đó là điều khiến bạn trở thành 1 chuyên gia tầm cỡ trên sản phẩm của bạn, ảnh hưởng của sản phẩm này, vấn để mà nó đang giải quyết, người mua sản phẩm (và những người không mua nó – và đó cũng là lý do họ thất bại), và cách mà sản phẩm này tác động đến thế giới. Khi bạn là 1 nhà lãnh đạo đủ chín chắn, bạn thuyết phục khách hàng của mình tin rằng họ có thể chưa từng sống nếu thiếu đi những sản phẩm của bạn. Điều đó thật chẳng dễ dàng gì: nó có nghĩa là bạn phải thu thập thông tin cần thiết, thăm dò đối thủ của bạn đang làm gì và đọc tin tức để hiểu được tình hình của công ty trong mắt khách hàng. 1 chuyên gia hiểu được cách để gắn kết nguồn cảm hứng chưa được khai phá, chạm đến chúng và kết nối với chúng. Bằng cách nhìn xa hơn về phía con đường và dự báo điều gì sắp xảy ra, bạn đã trở thành 1 nhà lãnh đạo thực thụ bây giờ bạn chỉ cần hành động thôi.
Uy tín:
Hãy nghĩ về nhãn hiệu mà bạn ưa thích: BMW, McDonald’s, Nordstrom, Apple. Những công ty này hứa hẹn gì với bạn? Họ có thực hiện không? Tất nhiên là có. Cho dù đó là kiến thức, công nghệ, món ăn, dịch vụ tăng cường hay sự đổi mới, họ hứa với tất cả khách hàng rằng họ sẽ hoàn thành chúng, mọi lúc, và không hề bỏ sót. Đó là cách chúng ta gây dựng niềm tin và tạo dựng nên thương hiệu.
Để mở ra những lời ước hẹn, bạn cần đào sâu vào việc trả lời 3 câu hỏi: Tại sao bạn xây dựng nên thương hiệu này? Điều gì bạn chắc chán sẽ đem đến cho khách hàng, 100% thời gian,hay chỉ là im lặng không đặt câu hỏi? Bạn làm cách nào để giúp cuộc sống của khách hàng tốt hơn mỗi ngày?
Hãy nhớ rằng, Ray Kroc không bao giờ có ý định tạo dựng nên thị trấn tốt nhất, ông chỉ tạo nên nhà hàng tốt nhất ở thị trấn trên hành tinh này. BMW không bào giờ tạo ra những chiếc xe hơi rẻ nhất, tuyệt vời nhất cho gia đình, mà chỉ đơn giản là tạo ra những chiếc xe có động cơ tốt nhất. Đó là điều mà những kỹ sư hàng đầu ở Đức đã hứa với bạn. Cuộc sống của khách hàng trở nên tốt hơn vì mỗi lần họ ngồi xe, họ lại cảm thấy gần gũi hơn với chiếc xe hơi thần thánh.
Theo: marketingvietnam
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn