Đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần thiết ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Ngoài chức năng giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau nó còn giúp khẳng định thương hiệu trên thị trường. Thế nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu các kỹ năng cần thiết trong quá trình nộp đơn đăng ký bảo hộ. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để trau dồi kỹ năng đó.
Lưu ý quan trọng là đơn đăng ký nhãn hiệu phải làm theo mẫu bắt buộc
Trong quá trình xem xét để cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu thì giai đoạn thẩm định hình thức đơn khá quan trọng. Bởi nó quyết định đơn của bạn có hợp lệ không và có thể được thẩm định nội dung hay không.
Do đó, nếu đơn không đảm bảo về mặt hình thức theo quy định thì sẽ bị từ chối về mặt hình thức, và người nộp đơn sẽ phải sửa đổi, bổ sung cho đúng với hình thức luật định thì mới được chuyển sang giai đoạn kế tiếp. Vốn dĩ, khi đăng ký nhãn hiệu để được cấp chứng nhận thì thời gian có thể kéo dài lên tới 1 năm, nếu cứ phải bổ sung, sửa đổi đơn liên tục thì thời gian còn có thể sẽ phải kéo dài hơn nữa. Vừa tốn kém về mặt thời gian, vừa tốn công sức.
Lưu ý phần khó nhất trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu đó là phần “Danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”. Bởi lẽ, phần này yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn nhất định về sở hữu trí tuệ. Tại mục này bạn sẽ phải sử dụng Bảng phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice để liệt kê theo nhóm những hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu.
Nếu phân nhóm sai, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đề nghị điều chỉnh và người nộp đơn phải trả phí phân loại danh mục cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Lệ phí hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Không giống như các thủ tục hành chính khác, lệ phí đăng ký hồ sơ sẽ được cố định một mức. Lệ phí cho việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ tùy thuộc vào yêu cầu bảo hộ của chủ đơn cùng số nhóm và số lượng hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu. Số nhóm và số lượng càng nhiều thì phạm vi bảo hộ càng rộng và chi phí đăng ký sẽ càng cao.
Do đó, khi đăng ký bạn cần cân nhắc lựa chọn sẽ bảo hộ cho nhóm hàng hóa, dịch vụ nào. Chỉ nên liệt kê các nhóm và các sản phẩm có tiềm năng và chủ lực của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí mà vẫn khai thác hiệu quả nhãn hiệu.
Đăng ký nhãn hiệu – Kỹ năng cần thiết cho bạn bắt đầu khởi nghiệpDoanh nghiệp có được chủ động trực tiếp nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ không?
Pháp luật sở hữu trí tuệ yêu cầu người nộp đơn phải là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình chủ động thực hiện việc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu.
Bên cạnh đó, mọi thủ tục đều được Cục sở hữu trí tuệ hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết. Với mục đích hướng đến là giúp người dân có thể tự mình thực hiện.
Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn có nhu cầu hoặc muốn tập trung vào việc kinh doanh, hoặc bạn gặp vấn đề khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì bạn nên liên hệ với các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để được giúp đỡ.
Phan Law luôn sẵn lòng cung cấp cho bạn các dịch vụ tư vấn trọn gói và đại diện thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cùng với sự đánh giá cao của nhiều khách hàng về chất lượng dịch vụ, chúng tôi luôn đảm bảo sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong việc bảo vệ tài sản của mình tốt nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888
Email: info@phan.vn