Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả khi thủ tục này là không bắt buộc? Đó là vì việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ giúp cá nhân, tổ chức chủ động bảo vệ tác phẩm của mình khỏi hành vi xâm phạm tác phẩm mà mình tạo ra. Thông qua việc đăng ký quyền tác giả và được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đã tạo lập được căn cứ pháp lý vững chắc nếu có tranh chấp xảy ra về quyền tác giả.
Xem thêm:
>> Tác phẩm âm nhạc đăng ký bản quyền ở đâu?
>> Đăng ký bản quyền tác giả chính xác nhất
>> Đăng ký bản quyền logo có khó không?
Tại sao phải đăng ký bản quyền?
Đăng ký bản quyền được hiểu như thế nào hiện nay?
Đăng ký bản quyền hay còn gọi là đăng ký bảo hộ quyền tác giả được biết tới là thủ tục hành chính, khi đó tác giả/chủ sở hữu tác phẩm sẽ nộp 01 hồ sơ giấy tờ đăng ký bảo hộ đến Cục bản quyền tác giả để được cấp Giấy chứng nhận.
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ giấy tờ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì tác giả/chủ sở hữu tác phẩm sẽ được thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Tại sao phải đăng ký bản quyền tác phẩm?
Đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ giấy tờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, chủ sở hữu và tác phẩm.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009, 2019 thì đăng ký bản quyền không phải là quy trình thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm mà họ sáng tạo ra, mà họ sở hữu. Do đó, tác phẩm dù có thực hiện việc đăng ký hay không đăng ký thì đều được hưởng các quyền tác giả như nhau.
Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền lại cần thiết và hữu ích. Sau khi thực hiện đăng ký quyền tác giả, nếu hồ sơ giấy tờ hợp lệ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền. Tác giả/chủ sở hữu tác phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận thì về nguyên tắc sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp (tham khảo khoản 3 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009, 2019). Bên cạnh đó, việc hưởng các quyền tài sản, quyền nhân thân cũng được thực hiện một cách dễ dàng như khi chủ sở hữu muốn chuyển nhượng quyền tác giả,…
Ngược lại, nếu không đăng ký bản quyền thì khi có tranh chấp xảy ra Quý vị phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó. Trong nhiều trường hợp, khi mà người khác đã có giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thì việc tác giả/chủ sở hữu tác phẩm chứng minh quyền của mình đối với tác phẩm là rất khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Thủ tục các bước để đăng ký bản quyền như thế nào?
Quy trình các bước để đăng ký bản quyền diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi Quý vị nộp hồ sơ giấy tờ đi đăng ký bản quyền bạn cần chuẩn bị kỹ những giấy tờ sau (tham khảo khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ):
- Tờ khai đăng ký bản quyền.
- Hai bản sao hợp lệ tác phẩm đăng ký bản quyền
- Giấy ủy quyền (nếu có).
- Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn (nếu có).
- Giấy tờ đồng ý của các đồng tác giả, nếu do nhiều tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm
- Giấy tờ đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả của tác phẩm thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ giấy tờ đăng ký bảo hộ bản quyền đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả (tham khảo khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
Lưu ý: Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm tự mình nộp hồ sơ giấy tờ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc có thể ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện.
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ giấy tờ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu bị từ chối cấp thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ nhận được thông báo bằng văn bản
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về lý do chúng ta nên đi đăng ký bản quyền tác giả khi có 1 tác phẩm của mình tự sáng tác ra. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn thêm, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư