Đăng ký mã vạch sản phẩm cho công ty/doanh nghiệp là một trong những phương thức quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm không thể thiếu. Việc sử dụng mã vạch in trên sản phẩm giúp cho các công ty/doanh nghiệp, nhà quản lý, siêu thị có thể dễ dàng quản lý hàng hóa và giúp các công ty/doanh nghiệp có thể kiểm soát sản phẩm ra thị trường. Hiểu rõ được điều đó, nhiều chủ thể muốn đăng ký mã vạch cho các sản phẩm của đơn vị mình nhưng lại không biết cách thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về dịch vụ đăng ký mã vạch và các vấn đề liên quan
Xem thêm:
>> Đăng ký mã số mã vạch bằng cách nào?
>> Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp tại nhà
>> Một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp (Phần II)
Tìm hiểu về dịch vụ đăng ký mã vạch hiện nay
Có những loại mã số mã vạch nào được đăng ký sử dụng?
Căn cứ vào Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN, Nghị định 74/2018/NĐ-CP thì hiện nay có những loại mã số mã vạch sau:
Thứ nhất, mã doanh nghiệp
Đây là mã do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp cho các công ty/doanh nghiệp để từ đó công ty/doanh nghiệp sẽ phân bổ cho các sản phẩm của mình, trong đó có:
- Mã doanh nghiệp 7 chữ số: Khi đăng ký dự kiến số sản phẩm có trọng lượng, dung tích, bao gói khác nhau có thể đạt trên 10.000 và dưới 100.000 loại sản phẩm dự kiến tại thời điểm hiện tại và trong tương lai
- Mã doanh nghiệp 8 chữ số: Khi đăng ký dự kiến số sản phẩm có trọng lượng, dung tích, bao gói khác nhau có thể đạt trên 1000 và dưới 10.000 loại sản phẩm dự kiến tại thời điểm hiện tại và trong tương lai
- Mã doanh nghiệp 9 chữ số: Khi đăng ký dự kiến số sản phẩm có trọng lượng, dung tích, bao gói khác nhau có thể đạt trên 100 và dưới 1000 loại sản phẩm dự kiến tại thời điểm hiện tại và trong tương lai
- Mã doanh nghiệp 10 chữ số: Khi đăng ký dự kiến số sản phẩm có trọng lượng, dung tích, bao gói khác nhau có thể đạt trên dưới 100 loại sản phẩm dự kiến tại thời điểm hiện tại và trong tương lai
Thứ hai, mã số địa điểm toàn cầu
Đây là mã số gồm dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra. Dùng để phân định địa điểm công ty, chi nhánh, kho hàng,… của công ty
Lưu ý: Mã số địa điểm toàn cầu không dùng để phân định cho sản phẩm
Thứ ba, mã số rút gọn
Mã số rút gọn là dãy số có 08 chữ số quy định cho sản phẩm có kích thước nhỏ, gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và một số kiểm tra
Lưu ý: Mã này cấp riêng cho từng sản phẩm
Những loại mã số mã vạch được đăng ký sử dụng
Kê khai đơn đăng ký sử dụng mã vạch như thế nào?
Kê khai đơn đăng ký sử dụng mã vạch theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm Nghị định 74/2018/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, trong bản đăng ký sử dụng mã vach
Mục tên doanh nghiệp: Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với cơ sở, nếu trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không ghi tên biểu hiện thì ghi “hộ kinh doanh cá thể”
Địa chỉ doanh nghiệp: Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Mục phân ngành: Ghi theo mã phân ngành của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Mục tổng chủng loại sản phẩm, dịch vụ đăng ký sử dụng mã vạch: Doanh nghiệp dự kiến số sản phẩm có trọng lượng, dung tích, bao gói khác nhau có thể đạt tới tại thời điểm hiện tại và trong tương lai
Lưu ý: Khi công ty sử dụng mã doanh nghiệp để cấp cho 10.000 hoặc 100.000 sản phẩm thì phải làm thêm 01 bản công văn đề nghị cấp mã doanh nghiệp phân bố được cho 10.000 hoặc 100.000 loại sản phẩm cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và nêu rõ lý do trong công văn
Thứ hai, trong bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã vạch
Mục tên doanh nghiệp: Kê khai theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với cơ sở, nếu trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không ghi tên biểu hiện thì ghi “hộ kinh doanh cá thể”
Mục mã doanh nghiệp và số Giấy chứng nhận: Để trống, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ điền sau
Mục bảng kê danh mục sản phẩm: Liệt kê các sản phẩm hiện tại và sắp tới sẽ sản xuất. Trong đó:
- Cột tên sản phẩm: Ghi tên và nhãn hiệu sản phẩm
- Cột mô tả sản phẩm: Ghi đặc điểm của sản phẩm như màu sắc, loại bao gói, mùi vị,…
Nội dung thực hiện dịch vụ đăng ký mã vạch gồm những gì?
Phan Law là một trong những đơn vị thực hiện dịch vụ đăng ký mã vạch uy tín nhất hiện nay, chúng tôi thực hiện những nội dung sau:
- Tư vấn các quy định hiện hành về đăng ký mã vạch
- Tư vấn những lợi ích khi thực hiện thủ tục đăng ký
- Tư vấn và thực hiện soạn hồ sơ đăng ký, hoàn thiện giấy tờ hồ sơ cho khách hàng
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về dịch vụ đăng ký mã vạch. Phan Law tự tin là một trong những đơn vị thực hiện dịch vụ đăng ký mã vạch tốt nhất hiện nay, với phương châm đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn thêm, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư