Ủy quyền nuôi con là việc các bậc phụ huynh đem con mình cho người có đủ điều kiện hơn để chăm sóc. Điều này không làm mất đi quyền làm cha, làm mẹ vốn có đối với đứa trẻ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Quý vị cách ủy quyền nuôi con năm 2021.
Xem thêm:
>> Những điều cần biết về ly hôn đơn phương
>> Đơn ly hôn có nội dung như thế nào?
>> Thủ tục ly hôn mất bao lâu?
Hướng dẫn cách ủy quyền nuôi con
Tại sao cần phải ủy quyền nuôi con cho người khác?
Bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng đều muốn tự bản thân họ sẽ chăm lo, nuôi dạy con cái nhưng để tạo những điều kiện tốt nhất cũng như có được môi trường học mang tính hội nhập hơn cho con mình, có không ít bậc phụ huynh lực chọn ủy quyền nuôi con cho người khác. Thông thường các cặp vợ chồng sẽ gửi con của mình sống cho:
- Người thân trong nước hoặc ngoài nước để tạo điều kiện cho con
- Cho ông, bà nuôi cháu, chú, dì, chú, bác,… vì phải làm ăn ở xa, không thể nào đủ điều kiện ở bên con, chăm sóc con, quan tâm con trọn vẹn được
Tuy nhiên, người đang nuôi dưỡng chăm sóc không phải là người cha, người mẹ hoặc người giám hộ của cháu bé, cho nên sẽ không được toàn quyền quyết định những vấn đề để đảm bảo quyền lợi của cháu bé. Vì vậy, trong trường hợp cha, mẹ muốn gửi con mình cho người khác nuôi dưỡng thì phải viết giấy uỷ quyền cho người đang nuôi dưỡng con có toàn quyền quyết định những vấn đề cần thiết.
Ủy quyền nuôi con được hiểu như thế nào cho đúng?
Trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành không có quy định nào liên quan tới ủy quyền nuôi con nên ta có thể sử dụng Bộ luật dân sự 2015 để áp dụng, theo đó ủy quyền nuôi con được hiểu là sự thỏa thuận giữa người mẹ và/hoặc người chồng (bên ủy quyền) với người khác (bên được ủy quyền), theo đó:
- Bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc liên quan đến việc nuôi con nhân danh bên ủy quyền
- Bên ủy quyền sẽ chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận.
Thời hạn ủy quyền nuôi con do các bên thỏa thuận với nhau, nếu không có thỏa thuận thì có hiệu lực 01 năm, kể từ ủy quyền.
Thủ tục ủy quyền nuôi con
Mẫu giấy ủy quyền nuôi con được ghi như thế nào?
Mẫu giấy ủy quyền nuôi con cũng được bày trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày… thông thường gồm những nội dung như sau:
Về mặt hình thức
Có quốc ngữ tiêu ngữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Loại giấy tờ “Giấy ủy quyền + sự việc mà bạn muốn ủy quyền, cụ thể là nuôi con”
Về chủ thể
Sẽ bao gồm bên ủy quyền (người cha, người mẹ), bên được ủy quyền (ông bà, chú, bác, gì,…). Ghi rõ họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân/căn cước công dân; địa chỉ thường trú; địa chỉ liên hệ;…
Nội dung ủy quyền
Trình bày rõ ràng, chi tiết nội dung ủy quyền như nội dung thực hiện, phạm vi thực hiện, thời điểm có hiệu lực, thời điểm kết thúc, quyền và nghĩa vụ của các bên, khi nào được ủy quyền lại cho người khác,…
Lưu ý: Mặc dù giấy ủy quyền nuôi con không cần công chứng chứng thực, tuy nhiên nếu các bạn muốn đảm bảo thì có thể ra Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện chứng thực hoặc ra Văn phòng công chứng để công chứng giấy ủy quyền. Bên cạnh đó, khi nào giấy ủy quyền nuôi con thì các bạn nên làm đánh số thứ tự từng trang và làm thành ít nhất hai bản để mỗi bên giữ một bản
Trên đây là những tư vấn về ủy quyền nuôi con. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn thêm thì có thể liên hệ với chúng tôi qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư