Sau ly hôn, một bên cha hoặc mẹ sẽ có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc đối với con chung. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bên còn lại không có bất cứ quyền hay nghĩa vụ gì. Theo pháp luật về hôn nhân và gia đình thì bên không có quyền trực tiếp nuôi con sẽ vẫn được hưởng các quyền nhất định cũng như những nghĩa vụ cơ bản đối với con không do mình trực tiếp nuôi dưỡng.
>>>> Tìm hiểu thêm về ly hôn đơn phương: Thời hạn giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình <<<<
Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Nhằm hạn chế tình trạng cha, mẹ đang trực tiếp nuôi dưỡng con ngăn cấm, cản trở bên không có quyền nuôi dưỡng tiếp xúc, thăm nom con nên luật về hôn nhân gia đình 2014 đã quy định về quyền thăm nom con của bên không được trực tiếp nuôi dưỡng. Cụ thể sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.
Vấn đề này được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với con của mình. Ngoại trừ những trường hợp có quyết định của Toà án về vấn đề hạn chế quyền thì bên không được trực tiếp nuôi con được bảo đảm quyền thăm nom của mình mà không có bất cứ chủ thể nào khác có quyền ngăn cản. Đồng thời đây cũng chính là cơ sở được sử dụng để có hình thức xử lý phù hợp đối với những cha, mẹ có quyền trực tiếp nuôi con nhưng lại lạm dụng quyền của mình ngăn cản quyền của bên vợ, chồng đã ly hôn.
Lưu ý trong một số trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng
Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn của luật về hôn nhân nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích về mọi mặt cho con. Quyền này có thể được thực thi khi có yêu cầu của bên cha hoặc mẹ khi xét thấy bên đang trực tiếp nuôi dưỡng không đủ điều kiện để tiếp tục nuôi con. Lúc này Tòa án quyết định giao con cho bên có điều kiện tốt hơn theo quy định của Bộ luật dân sự.
Để thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng thì bên yêu cầu phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện giành quyền nuôi con. Toà án sẽ căn cứ trên những cơ sở đó để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Nghĩa vụ đối với con không trực tiếp nuôi dưỡng
Khi giải quyết thủ tục ly hôn, giao con cho bên có quyền nuôi dưỡng thì Toà án cũng đồng thời phải giải quyết việc cấp dưỡng nuôi con đối với bên không được phép nuôi dưỡng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Ngoài ra khoản 1 Điều này cũng quy định về nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn. Theo đó Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về quyền và nghĩa vụ của bên không có quyền nuôi con theo quy định của pháp luật về hôn nhân. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ về thông tin dưới đây để được hỗ trợ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn