Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một khía cạnh hết sức quan trọng trong đời sống hôn nhân, nó là cơ sở cho vợ chồng cùng nhau xây dựng kinh tế, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về vật chất lẫn tinh thần để mang đến một cuộc sống hạnh phúc, qua đó góp phần đảm bảo cho gia đình thực hiện các chức năng xã hội của nó một cách hiệu quả. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về chế độ tài sản vợ chồng qua các luật hôn nhân và gia đình 2000 và 2014 để nhìn rõ hơn tiến trình phát triển của pháp luật đối với vấn đề này.
>>>> Tìm hiểu thêm về ly hôn đơn phương: Thời hạn giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình <<<<
Các điểm nổi bật về chế độ tài sản vợ chồng của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2000 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/6/2000. Luật gồm 13 chương, 110 điều đã kế thừa, cụ thể hóa nhiều quy định của Luật HN&GĐ 1986 (có 10 chương và 59 điều); là hệ thống các quy định về chế độ HN&GĐ trên cơ sở pháp lý là Hiến pháp năm 1992. Đây là một trong các Luật Hôn nhân và Gia đình đánh dấu sự phát triển mới của xã hội.
Luật HN&GĐ 2000 không dự liệu về chế độ tài sản ước định giữa vợ và hồng vì chế độ này vẫn chưa phù hợp với tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam. Loại chế độ tài sản duy nhất được quy định và áp dụng cho quan hệ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản pháp định. Điểm mới của Luật HN&GĐ 2000 là quy định về việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung của chồng, nguyên tắc suy đoán tài sản chung: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung” (khoản 3 Điều 27); quy định việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình (Điều 28); chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng tại Điều 33; quy định chia tài sản chung của vợ chồng tại Điều 29. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ 2000 thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng từ đó dẫn đến không bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của người thứ ba khi tham gia giao dịch dân sự.
Chế độ tài sản vợ chồng của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế – xã hội ở Việt Nam kéo theo những chuyển biến trong quan hệ gia đình, ngày 19/6/2014 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật HN&GĐ 2014, gồm 9 chương 133 Điều. Chế độ tài sản vợ chồng được quy định tại mục 3, chương II Luật HN&GĐ 2014; các điều từ Điều 28 đến Điều 32 (Nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản vợ chồng), từ Điều 33 đến Điều 46 (chế độ tài sản pháp định), từ Điều 47 đến Điều 50 (chế độ tài sản theo thỏa thuận).
Luật HN&GĐ 2014 chính thức ghi nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận song song với chế độ tài sản pháp định. Luật HN&GĐ 2014 kế thừa, sửa đổi các quy định của Luật HN&GĐ 2000, đồng thời bổ sung một số quy định mới, trong đó có nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng. Tóm lại, so với các Luật HN&GĐ trước đây, Luật HN&GĐ 2014 đã thể hiện được sự đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng, giải quyết được các vấn đề còn vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật trong thực tế và là văn bản tiến bộ nhất trong các luật hôn nhân và gia đình từ trước đến nay.
Trên đây là một số thông tin tổng quát về chế độ tài sản vợ chồng thông qua các luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và năm 2014 để bạn đọc tham khảo. Trường hợp cần được hỗ trợ chi tiết hơn các vấn đề khác xoay quanh vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi hoặc gửi câu hỏi về Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn