Hiện nay, nhu cầu để thành lập doanh nghiệp ngày càng tăng cao, càng nhiều người muốn biết quy trình để mở một công ty cần những gì. Để đáp ứng nhu cầu đó, Phan Law xin giới thiệu bài viết hướng dẫn chi tiết bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu thủ tục thành lập công ty TNHH: Hướng dẫn thành lập công ty TNHH chính xác nhất
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là một giấy tờ rất quan trọng trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, nó thể hiện rõ nhu cầu của chủ thể kinh doanh và động thái của họ đến cơ quan nhà nước để yêu cầu được đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện soạn thảo giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT . Tùy loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp tiến hành soạn thảo theo mẫu quy định từ Phụ lục I – 1 đến Phụ lục I – 5.
Trên mẫu giấy đăng ký cần lưu ý một số lưu ý sau:
– Tên doanh nghiệp: tên doanh nghiệp phải được viết in hoa và không được trùng hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng, đúng thuần phong mỹ tục Việt Nam. Doanh nghiệp cũng cần điền thêm các loại tên viết tắt, tên tiếng Anh của doanh nghiệp (nếu có).
– Địa chỉ trụ sở chính của công ty: cần điền đầy đủ rõ ràng số nhà, tên đường, phường, quận, tỉnh, thành phố. Trụ sở chính không được đặt ở chung cư dùng để ở.
– Vốn điều lệ: mức vốn điều lệ do doanh nghiệp đăng ký. Tùy ngành nghề đăng ký kinh doanh mà có quy định về mức vốn tối thiểu hay không. Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn phù hợp với tình hình thực tế và quy mô, ngành nghề doanh nghiệp dự định kinh doanh.
– Thông tin về chủ sở hữu: cần có đầy đủ thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Người đại diện pháp luật: cần phân biệt chủ sở hữu công ty và người đại diện pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có thể là người đại diện pháp luật cho công ty hoặc người khác có chức vụ như Giám đốc, Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
– Ngoài ra, còn phải điền đầy đủ thông tin về danh sách thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Cần ghi rõ thông tin thành viên, cổ đông, có nơi đăng ký hộ khẩu, số chứng minh nhân dân, số vốn góp và tỷ lệ góp vốn.
Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là cơ sở để Phòng đăng ký kinh doanh có chấp thuận đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp của bạn hay không. Đây là mẫu giấy tờ quan trọng nhất, quyết định các thông tin được in trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần rà soát tính chính xác, từng lỗi chính tả và tính đúng quy định pháp luật của các thông tin mà mình kê khai.
Một số giấy tờ khác
Ngoài giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, khi lập bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp thì phải cần kèm theo một số giấy tờ sau:
– Điều lệ công ty (riêng đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ);
– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
(i) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
(ii) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
(iii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Đối với trường hợp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì phải kèm theo văn bản ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức cho người được ủy quyền.
– Các loại giấy tờ khác: chứng chỉ, bằng cấp (nếu cần tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh).
Trên đây là các loại giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bạn có thể liên hệ với các chuyên viên của Phan Law nếu còn thắc mắc cần giải đáp liên quan đến việc soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn